"Con đường của người Khổng Lồ" - Giant's Causeway là vùng bờ biển thuộc quận Altrim, Bắc Ireland, Vương quốc Anh.
Bờ biển này thu hút rất đông khách du lịch và các nhà nghiên cứu đến đây bởi những cột đá bazan khổng lồ màu đen được xếp ngay ngắn (ước tính có khoảng 40,000 cột bazan đan khóa vào nhau).
Đã từng có rất nhiều tranh cãi xung quanh quá trình hình thành các cột bazan này.
Các nhà nghiên cứu cho rằng chúng được hình thành cách đây khoảng 50 đến 60 triệu năm trước bởi các hoạt động phun trào của núi lửa suốt thời kỳ Cổ Thạch (Tertiary).
Giant's Causeway nằm trên bờ biển phía Đông Bắc của Bắc Ireland là nơi có 40.000 cột đá bazan nằm ngay ngắn.
Theo truyền thuyết của người Bắc Ireland kể lại, gã khổng lồ Finn McCool đã đóng những cột đá xuống dưới lòng biển để tạo thành một con đường nối đến tận Scotland. Nhưng đối thủ của Finn sau khi bại trận trên đường trở về sợ bị đuổi theo nên đã phá con đường này. Đó là lí do con đường có hình dạng kỳ lạ như hiện nay.
Năm 2018, các nhà khoa học đã đưa ra kết luận về quá trình hình thành nên quần thể thiên nhiên ngoạn mục này. Những cột đá bazan được hình thành bên trong một dòng dung nham núi lửa và nguội dần một cách khác thường. Khi một phần nhỏ dung nham núi lửa bắt đầu nguội dần từ trong ra ngoài thì nó sẽ co lại và tạo ra sự đứt gãy.
Khi một cột đá bazan đạt tới nhiệt độ của môi trường xung quanh và giữ nguyên hình dạng lục giác thì quá trình nguội cũng diễn ra với các cột đá khác ở xung quanh nó. Nhờ vậy, nhiều cột đá bazan hình lục giác đồng đều một cách khó tin được hình thành, tạo nên cảnh quan ngoạn mục ở vùng biển Giant's Causeway.
Ở các vách đá, chiều cao trung bình của các cột bazan ở Causeway lên đến 100m (từ 30m đến 150m), đường kính khoảng 45cm và mặt cắt của các cột bazan là các đa giác
Điểm cuối của ghềnh đá GIant's Causeway.
Giant's Causeway là ví dụ điển hình nhất về quá trình hình thành địa chất và nguồn gốc của cột bazan. UNESCO đã đưa Giant's Causeway và vùng bờ biển Causeway vào danh sách di sản thiên nhiên thế giới vào năm 1986.