Bí ẩn về tường vây dưới đáy biển

  •   4,33
  • 9.508

Từ rất lâu, từng có một nhà tiên tri đưa ra lời dự đoán: Đảo Atlantic - hòn đảo bí ẩn bị chìm dưới đáy biển cuối cùng sẽ xuất hiện ở gần quần đảo Bahama vào năm 1969, lúc đó đã không ai tin vào dự đoán này.

Năm 1969, nhà thám hiểm Robert Feropormi Gran, người Mỹ đã đến đảo Bimili thu thập tư liệu. Ngày 26 tháng 2, đoàn thám hiểm thả neo cách bờ Bắc đảo Bimili 1,4 hải lý. Khi đang đứng hít thở làn gió biển mát rượi và ngắm nhìn những làn nước biển màu xanh, họ bất ngờ phát hiện ra một mỏm đá trong nước rất khác lạ giống như những hình vẽ do con người tạo nên. Họ lập tức lặn xuống đáy biển và vô cùng ngạc nhiên khi nhìn thấy hình trạng của mỏm đá dưới đáy biển rất lớn, rất quy củ. Mỗi hòn đá lớn dài khoảng 6m, cao 3m và rộng 1,2m. Những hòn đá này ghép liền nhau dài khoảng 213m. Theo lời giải thích của người hướng dẫn viên du lịch đi cùng đoàn, vào thập niên 20 của thế kỷ XX, khi xây dựng thành Maianmi, những người thợ phá đá đó từ đâu ra, tại sao lại có hình trạng như vậy thì không ai giải thích được.

Từ những phiến đá chìm dưới đáy biển ấy có thể nhận thấy được kỳ tích rèn luyện của người công nhân. Nhưng các nhà khảo cổ học dự đoán, những hòn đá này chìm trong nước ít nhất đã hơn 10.000 năm. Vậy 10.000 năm trước, những hòn đã này là cái gì và có tác dụng gì? Có người cho rằng đó là mặt tường, nhưng sử sách chưa hề đề cập đến sự tồn tại của thành phố này vào 10.000 năm trước. Do đó người ta kết hợp những phiến đá này với đảo Atlantic trong truyền thuyết lại thì thấy rất trùng hợp với thời gian mà nhà tiên tri nọ dự đoán. Không biết đây có phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên mà kỳ diệu hay không?

Tháng 7 năm 1969, hai thợ lặn đã phát hiện thấy một số trụ lớn dưới nước cách không xa bờ Tây đảo Bimili. Những trụ này có cái nằm ngang, có cái dựng đứng dưới lớp bùn cát của đáy biển. Sau khi phân tích kiểm tra kỹ lưỡng, họ đã chứng minh được nguồn gốc của các trụ đá này không phải ở đảo Bimili.

Các thợ lặn còn phát hiện, cách đảo Bimili không xa, còn có một số bức tường thấp vây quanh đảo nhỏ. Các nhà khảo cổ dự đoán, từ rất xa xưa, trên đảo Bimili ắt đã có một bức tường vây cao lớn. Nhưng điều người ta không giải thích được là: Ngoài bức tường vây ở đó gần như không có kiến trúc nào khác. Vậy vào thời đó bức tường vây dùng để làm gì? Có phải bức tường vây này ẩn chứa bí mật nào không?  Về sau, vì nguyên nhân gì khiến bức tường bị chuyển dịch từ trên đảo xuống biển? Đó là những bí ẩn khó giải đáp ngay được.

Có người cho rằng, do đáy biển không yên tĩnh, sự chìm nổi của đảo là chuyện thường tình. Một vạn năm trước là khoảng thời gian rất dài đủ để đảo nhỏ có thể đã bị chìm xuống đáy biển rồi bao nhiêu năm sau lại nổi lên hoặc có thể bức tường vây bị sóng biển làm trôi xuống đáy biển. Tuy nhiên, cách giải thích này không có sức thuyết phục. Trên đảo không hề để lại vết tích nào cho thấy từng bị nước biển tràn qua. Cũng có nhà khảo cổ học cho rằng, bức tường vây được xây dưới nước, nhưng xây tường dưới nước có tác dụng phòng ngự ư? Nếu không phát huy tác dụng phòng ngự thì bức tường vây còn phát huy tác dụng gì? Một địa điểm liên lạc, một ký hiệu hay là một thuyết minh (một lời giải thích)? Cũng có người mạnh bạo cho rằng, đây là sản phẩm của tự nhiên, không hề có liên hệ gì với con người. Tuy nhiên, đáp án cuối cùng của bí ẩn này là gì? Những hòn đá này đến từ đâu? Bức tường đó do ai xây dựng và ẩn chứa bí mật gì? cần phải đợi các nhà khảo cổ học tiếp tục nghiên cứu và đưa ra câu trả lời xác đáng.

H.T (Theo Nền văn minh cổ thế giới)
  • 4,33
  • 9.508