Vùng nước Nam cực nhấp nhỉnh đâu đó ngay trên nhiệt đóng băng, nhưng điều đó không ngăn được những con cá chinh phục các vùng sâu lạnh lẽo.
|
Loài cá resilien vẫn sống sót trong vùng nước băng giá của Nam cực bằng cách tiết ra chất chống đông ở tuyến tuỵ (Nguồn: LiveScience)
|
Cá resilien đã tránh cho cơ thể hoá băng nhờ một "protein chống đông" đặc biệt - ngăn chất lỏng trong mình chúng biến thành tinh thể.
Trong một nghiên cứu mới đây, các nhà khoa học đã tiết lộ bí quyết sinh tồn của loài cá này.
Mặc dù protein chống đông trên (gọi tắt là AFGP) lần đầu tiên được ghi nhận từ cách đây 35 năm, song các nhà khoa học vẫn không biết bằng cách nào hoặc ở đâu cá sản sinh ra phân tử đặc biệt này. Trong nhiều năm, họ tin rằng việc tiết protein xảy ra trong gan, một phần do gan được biết đến như một nhà máy nổi tiếng sản xuất các protein máu.
Song nghiên cứu mới đây khi phân tích các mô của cá resilien đã tìm thấy tuyến tuỵ cũng như dạ dày mới là nguồn chính sản xuất chất chống đông này.
"
Té ra gan chẳng có vai trò gì trong việc tránh đông máu ở các loài cá", đồng tác giả nghiên cứu, Christina Cheng từ Đại học Illinois ở Urbana-Champagne cho biết.
Ở vùng biển phía nam, nhiệt độ nước biển hiếm khi vượt cao hơn mức -1,94 độ C (điểm đóng băng của nước) nhưng dịch cá hoá rắn ở khoảng - 1 độ C. Nước thường xuyên chứa đầy các tinh thể băng nhỏ - những vật thể mà lũ cá nuốt vào bụng và có thể đóng băng hệ tiêu hoá từ bên trong.
Bằng việc tiết AFGP vào ruột, nơi protein này sau đó được hấp thụ vào máu, cá đã ngăn cho dịch thể lỏng của mình khỏi bị đóng rắn.
Việc tiến hoá khả năng này, theo các nhà nghiên cứu, có thể được thúc đẩy từ nhu cầu ngăn cho máu trong cơ thể khỏi bị hoá đá, nhưng cũng vì nó cho phép cá sống sót ở nơi mà nhiều loài khác không dám bơi.
T. An