Bộ Y tế khuyến cáo phòng chống bệnh lỵ trực khuẩn

  •  
  • 252

Từ đầu tháng 3/2017, Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Lai Châu cho biết đã xảy ra các ổ dịch tiêu chảy do trực khuẩn lỵ tại 4 bản thuộc xã Ma Ly Chải, huyện Phong Thổ với số trường hợp mắc lên tới 56 người; trong đó 2 mẫu bệnh phẩm xét nghiệm đều có kết quả dương tính với trực khuẩn lỵ.

Trước tình hình trên, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) khuyến cáo: Để chủ động phòng chống bệnh lỵ trực khuẩn, người dân và cộng đồng cần ăn thức ăn đã chín, uống nước đã đun sôi; thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn uống, sau khi đi vệ sinh.

Bệnh lỵ trực khuẩn là bệnh nhiễm khuẩn đường ruột cấp tính do trực khuẩn Shigella gây ra.
Bệnh lỵ trực khuẩn là bệnh nhiễm khuẩn đường ruột cấp tính do trực khuẩn Shigella gây ra.

Người dân cần sử dụng nước sạch, giữ vệ sinh nguồn nước công cộng; sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, không phóng uế bừa bãi; tuyệt đối không dùng phân tươi bón rau. Khi có các dấu hiệu nhiễm bệnh (đau bụng, sốt), người dân cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời…

Bệnh lỵ trực khuẩnbệnh nhiễm khuẩn đường ruột cấp tính do trực khuẩn Shigella gây ra. Bệnh lây truyền chủ yếu qua đường phân - miệng, từ người bệnh sang người lành trực tiếp qua tiếp xúc, hoặc gián tiếp qua thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn. Các loại côn trùng như ruồi, nhặng, gián… là nguồn góp phần làm lây lan mầm bệnh sang thức ăn.

Người mắc bệnh lỵ trực khuẩn có các biểu hiện như: sốt cao 38 - 39 độC, rét run, nhức đầu, mệt mỏi. Trẻ em mắc bệnh có thể có cơn co giật, chán ăn, khát nước, đắng miệng, buồn nôn hoặc nôn, kèm theo hội chứng lỵ (gồm: đau quặn bụng, mót rặn); phân không thành khuôn có nhầy và máu, đôi khi phân lỏng lờ máu như nước rửa thịt. Trường hợp bị nặng, người bệnh có thể rối loạn nước điện giải, suy tuần hoàn, tử vong.

Cập nhật: 29/05/2017 Theo Báo Tin Tức
  • 252