Với mục đích để nghe thính hơn, nhìn tinh tường hơn, các nhà nghiên cứu tìm cách nâng cấp những thứ thiên nhiên ban tặng cho ta.
Có 4 công nghệ đang được nghiên cứu và triển khai trong thời gian tới thông qua tế bào gốc hoặc vi điện tử. Chúng có thể được áp dụng rộng và sinh lợi lớn cho ngành giải phẫu thẩm mỹ.
1. Cấy tóc thế hệ tới
Các nhà khoa học Viện nghiên cứu Aderans cơ sở tại Atlanta đang thử nghiệm một công nghệ cấy tóc, muốn mái tóc dày và rậm bao nhiêu cũng được. Thay vì cấy từng gốc tóc lấy từ các mô bệnh nhân, cách nhà nghiên cứu trích ra các tế bào, nuôi chúng trong phòng thí nghiệm, nhân bản chúng ra hàng trăm sợi trước khi ghép vào da đầu.
Thời gian áp dụng được: 5 năm nữa.
2. Trợ thủ giấu mặt
Hầu hết các máy trợ thính cồng kềnh và xấu xí. Trung tâm nghiên cứu âm thanh, cơ sở tại Califorrnia đã chế tạo ra một chiếc máy nghe có thể nói lá tinh tế chưa từng có. Nó ẩn mình kín đáo trong lỗ tai, không nhìn thấy và người đeo không hề thấy vướng. Một bộ phân điều khiển bằng sóng vô tuyến điều chỉnh âm lượng và máy có thể để tới 4 tháng không cần rút ra, sau đó mới kiểm tra định kỳ thính lực cho người bệnh.
Dự kiến cuối năm 2009, sản phẩm sẽ có bán trên thị trường.
3. Thay đổi màu mắt
Dùng kính áp tròng rgay đổi màu mắt theo ý thích là điều người ta đã làm nhiều năm nay, nhưng chúng dễ bị vết xước và các đốm xuất hiện. Công ty NewColorIris có cơ sở tại Panama đã chế ra một loại kính mới được cấy vào đồng tử bằng cách giải phẫu (thời gian giải phẫu chỉ mất có 15 phút), tạo ra một lỗ nhỏ nơi con ngươi để nhìn ra qua đó.
Kết quả là kính đeo thường xuyên, màu rất trong và tự nhiên như mắt trẻ thơ.
Hiện đã có bán ở Thuỵ Sĩ và Panama. Sẽ nhập vào các nước khác.
4. Trồng răng tự nhiên
Các nhà nghiên cứu ĐH Tuffs đang tìm cách dùng tế bào gốc để sửa chữa những chiếc răng hư. Họ làm thế này: Lấy các tế bào răng đang mọc “gieo” vào trong những khuôn bằng polime. Sau đó mang cấy cả khuôn đó vào hàm, tại đây họ sẽ làm tái sinh men răng, ngà răng và tuỷ răng. Qui trình này đã thử ngiệm thành công trên lợn và chuột.
Có lẽ phải 7 năm nữa công nghệ này mới đi vào thực tế.