Các cách chống nồm cho nền nhà hiệu quả

  •   4,25
  • 7.240

Tình trạng nhà bị nồm là thường xuyên gặp phải tại các vùng nông thôn. Quy trình chống nồm bằng xỉ là rất cần thiết để xử lí hiện tượng nồm thường gặp này. Nguyên nhân chính của vấn đề này chính là vào mùa lạnh và độ ẩm không khí cao sinh ra. Mời các bạn cùng tham khảo qua cách chống nồm bằng xỉ than qua bài viết dưới đây.

Hiện tượng nền nhà bị nồm

Hiện tượng chung của vấn đề là chúng ta có thể thấy phần sàn nhà thường có nước, hoặc tường có độ ẩm cao. Trong nhiều trường hợp các bạn có thể thấy nền nhà hoặc tường có nước đôi khi còn chảy thành dòng, đi lại rất khó chịu.

Nguyên nhân của nền nhà bị nồm

Nguyên nhân chính của vấn đề là hơi nước (độ ẩm) trong không khí cao, nền lại có nhiệt độ thấp nên độ ẩm trong không khí tiếp xúc với nền nhà bị ngưng tụ thành nước. Giống như khi các bạn sử dụng tủ lạnh thì trong vài trường hợp các bạn thấy nước ngưng tụ ở cánh hoặc ngưng tụ tại hai bên tủ lạnh.

Hiện tượng nồm thường gặp tại các vùng nông thôn, nguyên nhân chính là do tại các vùng nông thôn cửa được thiết kế không kín, có nhiều lỗ hổng nên không khí vào trong nhà nhiều nên bị nồm nhiều. Đối với các nhà sử dụng điều hòa, máy sấy trong nhà thì sẽ không có tình trạng nồm.

Nguyên tắc chống nồm cho nền nhà

Để chống nồm cho nền nhà chúng ta có 2 biện pháp chống nồm như sau:

  • Cấu tạo lớp nền hợp lí: Từ nguyên nhân của vấn đề chúng ta có thể thấy rằng để nền nhà không bị nồm chúng ta cần có một lớp sàn phù hợp để nhiệt độ trên bề mặt của sàn nhà không thấp hơn độ ẩm trong không khí. Hay nhiệt độ nền phải cao hơn độ ẩm, các điểm sương trong không khí.
  • Dùng biện pháp khác: Hạ thấp nhiệt độ của không khí, điểm sương thấp hơn so với nền nhà. Hoặc các bạn cũng có thể tăng nhiệt độ của nền nhà bằng các biện pháp như dùng máy sấy, điều hòa…

Các cách chống nồm cho nền nhà

Với 2 nguyên tắc đã đề xuất, chúng ta có thể sử dụng biện pháp cho phù hợp với điều kiện kinh tế của gia đình mình. Trong bài viết này sẽ đề cập tới cách cấu tạo lớp nền nhà hợp lí nhất.

Cách 1: Cách nhiệt nền nhà bằng lớp xỉ than dạng hạt

Nguyên lí của mẫu cách nhiệt nền nhà này chính là để cho nhiệt độ ở dưới không truyền lên bề mặt nền nhà mà thôi.

Cách nhiệt nền nhà bằng xỉ than.
Cách nhiệt nền nhà bằng xỉ than.

Các bạn có thể thấy cấu tạo của lớp nền này gồm 5 lớp như sau:

  • Lớp số 1: Gạch men lát nền độ dày 15mm, miết mạch bằng xi măng
  • Lớp số 2: Lớp vữa lót lát nền nhà độ dày 25-30mm
  • Lớp số 3: Xỉ lò dạng hạt có độ dày 200mm
  • Lớp số 4: Màng cách nước giấy dầu hoặc xi măng cát vàng dày 20mm
  • Lớp số 5: Bê tông gạch vỡ mác 100

Cách 2: Cách nhiệt nền nhà bằng lớp không khí

Về nguyên lí chúng ta cũng dựa vào nguyên lí không cho nhiệt độ lạnh truyền lên bề mặt nền nhà. Trong biện pháp này chúng ta dùng vật liệu cách nhiệt bằng lớp không khí cách nhiệt.

Cách nhiệt bằng không khí.
Cách nhiệt bằng không khí.

Các lớp nền cấu tạo như sau:

  • Lớp số 1: Tấm lát bê tông lưới thép hoặc bất kì vật liệu nào tương tự có lớp đệm không khí
  • Lớp số 2: Không khí kín độ dày 20mm
  • Lớp số 3: Vữa xi măng cát vàng dày 20mm
  • Lớp số 4 và 5: Bê tông gạch vỡ dày 100mm

Cách 3: Lát nền nhà bằng gỗ kín tạo các khoảng đệm cách nhiệt bằng không khí

Về nguyên tắc chúng ta chỉ cần có được một lớp cách nhiệt dưới nền để giảm việc cho nền nhà bị lạnh thì sẽ giảm được hiện tượng nồm.

Lát nền nhà bằng gỗ kín.
Lát nền nhà bằng gỗ kín.

  • Lớp số 1: Lát nền bằng sàn gỗ công nghiệp hoặc sàn gỗ tự nhiên dày 8-12mm
  • Lớp số 2: Lớp đệm không khí ngăn chặn việc truyền nhiệt từ dưới đất lên mặt nền có độ dày 20mm
  • Lớp số 3: Vữa xi măng cát vàng tạo độ phẳng để lát nền dày 20mm
  • Lớp số 4: Bê tông gạch vỡ mác 100 dày 100mm

Cách 4: Cách nhiệt nền nhà bằng lớp xốp Polystyrene (EPS)

Trong biện pháp này chúng ta thường thấy được sử dụng cho các kiểu lát sàn nhà bằng gỗ tuy nhiên lớp xốp cách nhiệt này chúng ta yêu cầu có độ dày cao hơn.

Cách nhiệt nền nhà bằng xốp Polystyrene.
Cách nhiệt nền nhà bằng xốp Polystyrene.

  • Lớp 1: Gạch men sứ dày 7mm miết mạch bằng xi măng
  • Lớp 2: Lớp keo dán hoặc sơn bitum cao su không pha xăng dầu
  • Lớp 3: Lớp vật liệu xốp Polystyrene (EPS) cường độ cao dày 25mm
  • Lớp 4: Lớp chống thấm nước bằng giấy dầu, sơn bitum cao su hoặc vữa xi măng cát vàng dày 10-20mm
  • Lớp 5: Bê tông gạch vỡ mác 100

Cách 5: Lát nền nhà có gạch gốm bọt, có 2 lớp cách nước bằng màng cao su

Về nguyên lí lớp gạch gốm này có lỗ và có tác dụng là các lớp đệm không khí ngăn cách nhiệt mà thôi. Vì không khí có khả năng truyền nhiệt kém hơn tất cả các vật liệu nặng trong xây dựng.

Lát nền nhà có lớp gạch gốm.
Lát nền nhà có lớp gạch gốm.

  • Lớp 1: Gạch lát nền dày 10mm
  • Lớp 2: Gạch gốm bọt được dán liền với gạch men bằng xi măng hoặc lớp cao su
  • Lớp 3: Vữa xi măng cát vàng dày 20mm
  • Lớp 4: Bê tông gạch vỡ dày 100mm

Trên đây là 5 cách để các bạn có thể xử lí được vấn đề chống nồm cho nền nhà của mình. Nếu các bạn đã làm nhà rồi chúng ta có thể sử dụng các biện pháp khác. Còn nếu chưa chúng ta có thể áp dụng 1 trong 5 cách chống nồm này.

Cập nhật: 13/02/2020 Theo Thiết kế Thi công nhà đẹp
  • 4,25
  • 7.240