Các cô gái trẻ không nên có thai

  •  
  • 1.157

Meredith F. Small

Meredith F. Small là nhà nhân chủng học thuộc Đại học Cornell, đồng thời là tác giả của cuốn sách "Our Babies, Ourselves; How Biology and Culture Shape the Way We Parent" và cuốn "The Culture of Our Discontent; Beyond the Medical Model of Mental Illness".

Rất nhiều phụ nữ tại Hoa Kỳ trì hoãn hôn nhân để phát triển sự nghiệp, nhưng phụ nữ ở nhiều quốc gia khác lại có xu hướng đi theo các truyền thống và kết hôn từ khi còn trẻ, đôi khi lại là quá sớm.

Một báo cáo mới đây của Trường Sức khỏe cộng đồng, Đại học Boston, nhà nghiên cứu Anita Raj và các đồng nghiệp khẳng định rằng một nửa số phụ nữ Ấn Độ tuổi từ 20 đến 24 đã trở thành cô dâu khi chưa đủ 18 tuổi – độ tuổi kết hôn hợp pháp ở Ấn Độ, trên 22% phụ nữ kết hôn khi trước tuổi 16.

Mặc dù kết hôn sớm có thể được chấp nhận ở Ấn Độ nhưng lại không nhận được sự đồng tình ở nhiều nền văn hóa khác, nhưng nghiên cứu cho thấy vấn đề thực sự là cơ thể của những người phụ nữ ở độ tuổi đó chưa sẵn sàng cho việc sinh nở.

Khi bắt đầu có kinh nguyệt, đây là một hiện tượng xảy ra hàng tháng, một cô gái trẻ được cho là bước vào giai đoạn phụ nữ. Nhưng bước tiến này chậm hơn nhiều so với thực tế, nó không hẳn là dấu hiệu cho thấy cơ thể người phụ nữ đã sẵn sàng cho việc sinh nở. Thực vậy, tất cả phụ nữ trẻ đều trải qua giai đoạn “vô sinh tuổi vị thành niên”, trong thời gian này họ có kinh nguyệt nhưng lại không có hiện tượng rụng trứng. Thụ thai là một việc nguy hiểm bởi cơ quan sinh sản vẫn chưa được phát triển hoàn thiện dù có kỳ kinh hàng tháng.

Các cô gái trẻ không nên có thai (Ảnh : vietbao.vn)

Đặc biệt là giai đoạn người phụ nữ dường như đã trưởng thành nhưng thực chất lại chưa cũng xảy ra ở họ hàng linh trưởng của con người, khỉ và vượn. Khỉ cái còn trẻ có thể có phần mông sưng đỏ - dấu hiệu của sự rụng trứng ở khỉ cái trưởng thành và khả năng thụ thai – nhưng nó chỉ giống như việc luyện tập ở những con còn trẻ.

Có thể chúng đang phải vật lộn với những ham muốn do hoocmon gây ra, nhưng các nghiên cứu về tập tính cho thấy chúng chẳng biết phải làm gì với những ham muốn như thế. Con khỉ đầu chó cái khi lần đầu tiên gặp phải hiện tượng này sẽ tiến tới con đực, phô bày phần mông sưng đỏ như thể muốn nói nó đã sẵn sàng, nhưng sau đó lại vừa chạy vừa la hét.

Những con khỉ chưa đủ tuổi cũng có thể mang thai, nhưng khi mang thay chúng lại trở thành những bà mẹ thiếu kinh nghiệm. Cơ thể chúng phải mất một thời gian dài để có thể sinh sản lần nữa.

Mặc dù kết đôi và mang thai là mấu chốt của sự sinh sản thành công và cả tiến hóa, không ai cho rằng nó là hệ thống hoàn hảo ở bất cứ một loài nào. Trên thực tế nó đúng là một quá trình, đẩy nhanh quá trình đó chỉ mang lại rắc rối.

Các cô gái trong nghiên cứu của Raj kết hôn sớm thì cũng đồng thời trải qua nhiều lần mang thai không mong muốn hơn, họ bỏ bào thai của mình đi nhiều hơn, trên 13% lựa chọn biện pháp triệt sản. Không có gì phải ngạc nhiên cả. Kết hôn khi chưa đủ 18 tuổi ở Ấn Độ đồng nghĩa với việc không áp dụng các biện pháp tránh thai và ít nhất có 3 đứa trẻ được sinh ra cách nhau 2 tuổi – một lịch trình sinh sản làm kiệt sức bất cứ người phụ nữ nào dù trên hay dưới 18 tuổi.

Nhiều lần mang thai cũng không mang lại kết quả tốt. Những đứa trẻ mà có các bà mẹ tuổi vị thành niên thì có nhiều nguy cơ sinh non cũng như nhẹ cân khi sinh hơn, cũng như các vấn đề nghiêm trọng về sinh khỏe. Những em bé này cũng có nguy cơ tử vong cao hơn những em bé của các bà mẹ lớn tuổi hơn.

Dù ở quốc gia nào, phụ nữ cũng đều không sẵn sàng cho quá trình sinh sản cho đến khi đã trưởng thành. Điều này có nghĩa là phải đến sau tuổi 18 hoặc thậm chí lớn tuổi hơn khi mà cơ thể đã trải qua một vài năm diễn ra chu kỳ kinh nguyệt thì một cô gái mới trở thành phụ nữ hoàn thiện.

Nói về góc độ văn hóa, chúng ta có thể đẩy nhanh quá trình sinh sản nhưng sinh học đã sắp đặt sẵn giới hạn của nó.

G2V Star (Theo LiveScience)
  • 1.157