Nhiễm nấm candida miệng-họng - Thường gặp ở trẻ sơ sinh do tiếp xúc với vi nấm từ mẹ trong khi sinh, biểu hiện dưới dạng các mảng bám trắng đục và có thể gỡ ra khỏi mô mềm thường có viêm với các chấm xuất huyết.
Nhiễm nấm candida |
Bệnh nấm candida miệng-họng còn là vấn đề quan trọng trong điều trị suy tủy. Bệnh nấm candida toàn thân thường xuất hiện và gây tử vong trong điều trị suy tủy, và hầu như không thể tránh khỏi ở các bệnh nhân đã có nhiễm nấm candida miệng-họng, thực quản hay ruột. Điều trị kết hợp dung dịch chlorhexidine 0,2% và fluconazole phòng ngừa nhiễm nấm candida miệng-họng cho bệnh nhi ghép tủy xương có ý nghĩa phòng và giảm nguy cơ nhiễm nấm candida miệng-họng, toàn thân và thực quản.
Loét áp tơ
Là một sang thương đặc hiệu ở miệng, có xu hướng tái phát. Loét áp tơ được ghi nhận chiếm khoảng 20% dân số, biểu hiện dưới dạng vết loét có bờ giới hạn rõ, đáy có mô hoại tử màu trắng và xung quanh có vòng viêm đỏ. Sang thương tồn tại trong vòng 10-14 ngày và tự lành không để lại sẹo.
Viêm nướu-miệng Herpes
Sau thời kỳ ủ bệnh khoảng 1 tuần lễ, người nhiễm virus herpes bắt đầu có các biểu hiện như sốt và mệt mỏi. Khoang miệng có thể có các biểu hiện ở các mức độ khác nhau bao gồm nướu sưng đỏ và các đám mụn nước nhỏ rải rác khắp miệng. Các triệu chứng trên thường biến mất sau 2 tuần và không để lại sẹo. Có thể bù nước nếu trẻ bị mất nước. Các thuốc nước súc miệng có tác dụng giảm đau và giảm sốt giúp trẻ dễ chịu hơn.
Viêm môi Herpes tái phát
Viêm môi Herpes tái phát (Ảnh: pathmicro) |
Nốt Bohn
Xuất hiện ở trẻ sơ sinh, là các nốt bẩm sinh có ở khoang miệng và lưỡi tại vùng sóng hàm dưới và sóng hàm trên, và ở vùng khẩu cái cứng. Đây là các sang thương hình thành từ phần biểu mô còn sót lại của các tuyến tiết nhầy. Nốt bohn không cần điều trị, tự biến mất sau vài tuần lễ.
Nang lá răng
Xuất hiện ở trẻ sơ sinh, là các nang nhỏ nằm dọc theo vị trí mào sóng hàm dưới và mào sóng hàm trên. Các sang thương này hình thành từ biểu mô còn sót lại của lá răng. Nang lá răng không cần điều trị, tự biến mất sau vài tuần lễ.
Hạt Fordyce
Hạt Fordyce ở lưỡi (Ảnh: dental) |
Áp-xe lợi
Có biểu hiện nốt mềm, màu đỏ ở kế các chân răng bị áp-xe răng mạn tính. Áp-xe lợi thường ở vị trí sẽ rò mủ áp-xe răng. Điều trị áp-xe lợi chủ yếu là chẩn đoán chính xác răng bị áp-xe để nhổ bỏ hay xử lý tủy.
Khô nứt môi
Thường gặp ở trẻ em, có biểu hiện khô môi, tiếp theo là tạo vảy và nứt môi, kèm theo cảm giác rát bỏng. Bệnh thường do dị ứng với chất tiếp xúc (đồ chơi hay thức ăn), hoặc với tia sáng mặt trời. Bệnh nặng hơn khi thiếu sự làm ướt của lưỡi và bị làm khô thêm bởi gió, đặc biệt khi thời tiết lạnh. Viêm khô nứt môi thường có kèm sốt. Thường xuyên bôi chất gel loãng sẽ giúp sang thương mau lành và phòng tránh bệnh.
Tật dính lưỡi
Có đặc điểm là dây hãm lưỡi ngắn gây cản trở chuyển động lưỡi. Dây hãm lưỡi dài thêm khi trẻ lớn lên. Nếu tật dính lưỡi mức độ nghiêm trọng ảnh hưởng đến hoạt động phát âm thì nên chỉ định can thiệp phẫu thuật.
Lưỡi bản đồ
Thường lành tính và không gây ảnh hưởng lâm sàng, biểu hiện dưới dạng một hay vài mảng màu đỏ tươi và phẳng, xung quanh có viền trắng, vàng hay xám, nằm trên nền mô lưỡi màu đỏ bình thường. Bệnh chưa rõ nguyên nhân và không có chỉ định điều trị.
Lưỡi nứt
Đặc điểm lâm sàng có nhiều khe/rãnh nhỏ ở mặt lưng lưỡi. Nếu đau có thể xử trí bằng cách cạo làm sạch lưỡi hay súc miệng để làm giảm số lượng vi khuẩn có bên trong các rãnh.
BS. PHẠM HỒNG ĐỨC (Melbourne - Australia)