Khi trời trở lạnh, người bệnh khớp thường bị đau nhức. Tuy nhiên, bạn có thể đẩy lùi cơn đau khớp chuyển mùa nếu chăm sóc cơ thể đúng cách.
Kết quả nghiên cứu do Đại học Manchester (Vương quốc Anh) thực hiện năm 2019 trên 13.000 người dân Anh cho thấy bệnh nhân viêm khớp cảm nhận cơn đau tăng lên 20% vào những ngày ẩm ướt, áp suất khí quyển thấp và gió nhiều. Trong khi đó, nghiên cứu kéo dài 5 năm (2015-2019) tại An Khánh (Trung Quốc) chỉ ra thời tiết lạnh khiến người bệnh viêm khớp dạng thấp tăng nguy cơ nhập viện.
Khớp gối, cột sống, khớp háng, khớp tay, chân… dễ đau nhức khi trời trở lạnh.
Theo chuyên gia Nguyễn Tấn Vũ - Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) Tâm Anh TP.HCM, tình trạng đau nhức xương khớp mùa lạnh không chỉ xuất hiện ở người lớn tuổi mà có thể xảy ra ở người trẻ, khỏe mạnh. Nguyên nhân là thời tiết lạnh làm hệ thống mạch máu xung quanh khớp co lại, giảm lưu lượng máu. Bên cạnh đó, nhiệt độ xuống thấp cộng với áp suất khí quyển giảm, độ ẩm tăng khiến quá trình lưu chuyển, tính chất vật lý và chức năng nuôi dưỡng sụn khớp của dịch khớp thay đổi.
Thời tiết mùa đông cũng là tác nhân làm bùng phát các bệnh nền tiềm ẩn như viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp và gout. Vì vậy, chuyên gia Vũ khuyến cáo đau khớp khi trời lạnh thường có thể là biểu hiện của sự chuyển hóa trong khớp hoặc là dấu hiệu cảnh báo bệnh khớp mạn tính.
Để giảm đau nhức xương khớp, đảm bảo chức năng vận động và phòng tránh chấn thương trong mùa đông, chuyên gia khuyên người bệnh nên thực hiện đồng thời nhiều giải pháp.
Việc duy trì thói quen tập thể dục hàng ngày giúp khớp xương cử động trơn tru.
Vào mùa đông, nhiều người có xu hướng lười uống nước khiến hệ miễn dịch suy giảm, tăng nặng cơn đau khớp. Do đó, khi trời lạnh, người bệnh khớp cần bổ sung đủ lượng nước cần thiết (2-2,5 lít nước/ngày), ưu tiên uống nước ấm.
Thế giới đã tìm ra cách chữa bệnh sốt vàng da như thế nào?
Cách chọn đồ ăn nhanh, đồ uống đóng chai để hạn chế nguy hại
Chuyện hi hữu: Cô gái mang thai 9 tháng nhưng vẫn có kinh nguyệt đều