Đột phá trong y học: Dùng canxi tiêu diệt tế bào ung thư

  •   2,33
  • 1.341

Một con đường mới để "xóa sổ tận gốc" các khối u trong bệnh ung thư vừa được khám phá bởi các nhà khoa học Trung Quốc và Hàn Quốc.

Nghiên cứu đột phá mới về ung thư vừa được công bố trên tạp chí khoa học Angewandte Chemie International Edition bởi - nhóm tác giả từ Đại học Khoa học địa chất Trung Quốc, Đại học Khoa học và công nghệ Hoa Trung, Đại học Hải Nam Trung Quốc) và Đại học Nữ sinh Ewha (Hàn Quốc).

Loại thuốc mới khiến các tế bào ung thư bị "chết ngạt" bởi canxi
Loại thuốc mới khiến các tế bào ung thư bị "chết ngạt" bởi canxi - (Ảnh minh họa từ Internet).

Theo SciTech Daily, ion canxi vốn đóng vai trò quan trọng trong các chức năng của tế bào nhưng có thể gây hạu ở mức độ cao. Do đó, nhóm nghiên cứu Trung Quốc - Hàn Quốc đã tìm cách khiến các tế bào ung thư bị "chết ngạt" bởi canxi.

Họ nhắm mục tiêu vào hai kênh canxi tự nhiên trong cơ thể, là con đường đưa khoáng chất này vào màng ngoài và mạng lưới nội chất của tế bào.

Kênh dẫn tới màng ngoài được kích hoạt bởi liều cao các loại oxy phản ứng (ROS), trong khi kênh dẫn đến mạng lưới nội chất được kích thích bởi các phân tử oxit nitric.

Để tạo ra một loại thuốc có thể đưa vào cơ thể, họ đã "đóng gói" các kích thích tố này vào các hạt silica xốp biến tính cực nhỏ, không gây hại cho cơ thể nhưng sẽ được các tế bào khối u nhận ra và nhanh chóng thu lấy.

Sau khi tiêm các hạt này vào máu chuột thí nghiệm, thuốc đã lập tức tích tụ trong khối u, được tiết lộ thông qua các thuốc nhuộm sinh học.

Cuối cùng họ dùng ánh sáng cận hồng ngoại để kích hoạt loại thuốc đặc biệt này, khối u biến mất sau vài ngày!

Theo các tác giả, điều này là do lượng canxi lớn làm quá tải từng tế bào ung thư, từ đó hủy diệt cả khối u nhanh chóng.

Sau thành công ngoài mong đợi này, các nhà khoa học hy vọng có thể tìm kiếm thêm các cách kích hoạt kênh canxi khác nhắm mục tiêu vào nhiều loại khối u ung thư khác nhau, cũng như sớm tiến tới bước thử nghiệm lâm sàng (trên người).

Cập nhật: 15/02/2024 NLĐ
  • 2,33
  • 1.341