Cách làm phân hữu cơ tại nhà đơn giản đến bất ngờ

  •  
  • 2.080

Ở Việt Nam một ngày mỗi người sẽ xả thải ra môi trường 1kg rác thải. Với khoảng hơn 90 triệu dân đồng nghĩa với việc một ngày môi trường sẽ hứng chịu khoảng 90 triệu kg rác thải. Lượng rác này nếu không được thu gom xử lí thì sẽ gây hại cho môi trường, gây mùi hôi thối và khó chịu cho người dân.

Vậy làm thế nào để có thể giảm thiểu tình trạng này mà lại đem đến nguồn phân hữu cơ giá trị? Hãy để chúng tôi chia sẻ với các bạn cách làm phân hữu cơ tại nhà vừa có thể tận dụng được rác thải sinh hoạt lại vừa làm giảm lượng rác thải ra môi trường.

Sử dụng rác thải từ nhà bếp để làm phân hữu cơ.
Sử dụng rác thải từ nhà bếp để làm phân hữu cơ.

Phân hữu cơ có lợi ích gì?

Thành phần chính của phân hữu cơ.

Phân hữu cơ được dùng trong nông nghiệp, hình thành từ phân động vật, rác thải sinh hoạt từ nhà bếp hay các loại lá cây cành cây, rơm rạ, vỏ quả dừa khô,mùn cưa. Bên cạnh đó,sản phẩm còn có khả năng cung cấp thêm các chất hữu cơ bổ dưỡng nhằm tăng thêm độ màu mỡ phì nhiêu cho đất.

Khác với phân hóa học nếu sử dụng lâu ngày sẽ gây bạc màu cho đất, làm cây trồng có khả năng nhiễm các chất hóa học độc hại. Trong khi đó phân hữu cơ chứa nhiều dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng đảm bảo cây trồng phát triển khỏe mạnh và tươi sạch. Việc áp dụng cách làm phân hữu cơ tại nhà có thể tận dụng rác thải sinh hoạt quả là hợp lí và hữu ích cho gia đình và xã hội.

Cách làm phân hữu cơ tại nhà

Bước 1: Chọn thùng chứa phân hữu cơ

Để có thể thực hiện theo đúng các bước cách làm phân hữu cơ tại nhà trước tiên bạn cần phải chuẩn bị thùng chứa. Sử dụng thùng nhựa, thùng gỗ… thùng phải tương đối lớn thể tích tốt nhất là khoảng từ 20-120 lít.

Thùng chứa phân hữu cơ tại nhà
Thùng chứa phân hữu cơ tại nhà

Lưu ý: Đối với các thùng nhựa bị bịt kín bạn nên khoan thêm vài lỗ nhỏ trên thân thùng nhựa để có chỗ thoát nước.

Bước 2: Xác định vị trí đặt thùng nhựa thích hợp

Vì là thùng chứa phân hữu cơ nên sẽ gây ra mùi, việc đầu tiên bạn cần làm là chọn nơi đặt thùng xa nơi bạn sinh hoạt và có thể tiếp cận được nhiều ánh nắng để đẩy nhanh quá trình phân hủy rác.

Đặt thùng chứa tại nơi có chỗ thoát nước.

Bước 3: Phân loại rác, chọn những rác thải để làm phân hữu cơ tại nhà

Để cây xanh có thể phát triển nhanh và khỏe mạnh bạn cần cung cấp cho cây những chất dinh dưỡng cần thiết trong đó cacbon và đạm nito là 2 chất không thể thiếu, những chất này có nhiều trong rác hữu cơ. Tuy nhiên trước khi tiến hành tự làm phân bón hữu cơ tại nhà bạn cần phân loại các loại rác hữu cơ này ra làm 2 loại đó là rác hữu cơ xanh và rác hữu cơ nâu.

Bảng phân loại các loại rác hữu cơ để làm phân hữu cơ.
Bảng phân loại các loại rác hữu cơ để làm phân hữu cơ.

Thêm một điểm bạn cần chú ý, mặc dù nên tận dụng các loại rác thải sinh hoạt trong cách làm phân hữu cơ tại nhà tuy nhiên cũng có một số loại rác không nên sử dụng như: Đồ nhựa, các loại xương, thịt của gia súc, gia cầm (vì khi ủ làm phân hữu cơ đồ nhựa sẽ không phân hủy được còn các loại xương hay thịt sẽ gây mầm bệnh và mùi hôi thối), sản phẩm từ sữa, gỗ đã qua chế biến, vỏ sò vỏ hến, cỏ dại, than gỗ, chất béo và dầu mỡ phân người và phân vật nuôi chưa qua xử lí.

Một số loại rác không nên sử dụng.
Một số loại rác không nên sử dụng.

Đặc biệt khi thực hiện ủ phân hữu cơ tại nhà các bạn không nên sử dụng các loại rác như vỏ cam, quýt, lá bạch đàn, lá sả… vì những loại rác này chứa tinh dầu, làm hại đến sự phát triển của vi sinh vật có ích.

Bước 4: Cách trộn các loại rác hữu cơ

Sau khi đã phân loại được các loại phân xanh, phân nâu và các loại rác thải cần tránh ta tiến hành thực hiện như sau: Thực hiện rải 10cm phân nâu sau đó rải một lớp phân xanh mỏng rồi 10cm phân nâu. Trộn đều hỗn hợp sau đó ủ 2 tuần thì bắt đầu tưới nước cho hỗn hợp đã ủ tránh tưới nhiều nước. Sau khi tưới xong lại tiếp tục trộn đều hỗn hợp lên, rải 1 lớp phân nâu lên bề mặt hỗn hợp cho đầy thùng chứa.

Kiểm tra độ ẩm: Sử dụng tay nắm hỗn hợp rác hữu cơ nếu thấy nước rỉ qua các kẽ ngón tay ta cần bổ sung thêm rơm rạ hoặc cỏ khô để cân bằng lượng nước có trong rác hữu cơ. Nếu nắm lại mà khi mở lòng bàn tay ra thấy rác tơi và rời rạc có nghĩa là rác bị thiếu độ ẩm cần phải bổ sung thêm nước, còn nếu thấy hỗn hợp kết dính thì độ ẩm đạt yêu cầu.

Đến lúc này các bạn chỉ cần đợi khoảng 30 ngày phân đã phân hủy thành phân compost. Phân hữu cơ tự ủ có những đặc điểm như:

  • Phân hữu cơ chuyển sang màu nâu đất
  • Có mùi của đất
  • Phân hữu cơ vụn ra và trông giống như mùn có nghĩa là phân hữu cơ tự làm tại nhà đã phân hủy hoàn toàn và có thể đem đi sử dụng

Phân hữu cơ thu được sau khi ủ

Đặc biệt, bà con có thể ép phân hữu cơ đã ủ thành dạng viên phân. Viên phân hữu cơ với đặc tính chậm tan, giúp cây trồng hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn và tránh bị rửa trôi, có hiệu quả sử dụng cao hơn so với phân bón thông thường.

Cập nhật: 21/02/2020 Theo may3a
  • 2.080