Cách "móc túi" khách hàng mà chỉ khi bỏ việc nhân viên bán quần áo mới dám tiết lộ

  •   44
  • 5.021

Mùa sale đến rồi, đừng tự biến mình thành những "con gà" khi rơi vào bẫy mà cửa hàng thời trang giăng ra để móc túi khách hàng.

Có 1 sự thật phũ phàng, các cửa hàng quần áo trên thế giới luôn rất biết cách sử dụng thủ thuật để người tiêu dùng lỡ "sa chân" vào thì "sập bẫy".

Vì thế, hãy cùng check xem những chiếc bẫy mà các cửa hàng thời trang giăng ra để móc túi khách hàng.

1. Bán hàng là để có doanh thu chứ không cần quan tâm khách

Thật khó có thể cưỡng lại được khi những chiếc bảng giảm giá 30% - 50% kia cứ đập vào mắt mỗi khi bạn lướt qua cửa hàng.

Nhiều cửa hàng đã cố tình niêm yết, đẩy giá lên cao rồi sale "khủng".
Nhiều cửa hàng đã cố tình niêm yết, đẩy giá lên cao rồi sale "khủng".

Nhưng trên thực tế thì rất nhiều cửa hàng đã cố tình niêm yết, đẩy giá lên cao rồi sale "khủng" nhằm thu hút khách hàng.

Những tấm biển sale tới 70% sẽ được trưng bày khắp nơi nhưng bạn sẽ chỉ tìm thấy sự hạ giá đó trên 1 hoặc 1 vài mặt hàng mà thôi. Với những thứ khác, giá giảm chỉ khoảng 10%.

Nhưng kết quả 1 cuộc khảo sát thị trường cho thấy, bạn có thể sẵn sàng "vung tay" vài triệu đồng cho một đôi giày Adidas nếu như nghe tin nó sale 50%.

2. Size S, size M không phải hãng nào cũng giống nhau

Có thể bạn mặc chuẩn size ở hãng này nhưng chưa chắc lại mặc vừa size đó ở hãng khác.
Có thể bạn mặc chuẩn size ở hãng này nhưng chưa chắc lại mặc vừa size đó ở hãng khác.

Các nhà sản xuất khác nhau chắc hẳn có quy mô hoạt động, bảng size khác nhau. Vì thế, có thể bạn mặc chuẩn size ở hãng này nhưng chưa chắc lại mặc vừa size đó ở hãng khác.

Vì thế đừng quá ngạc nhiên khi bạn order size này ở hãng này nhưng về lại mặc hơi kích hoặc rộng thùng thình. Mà hàng sale thì rất hay "thủng size", bạn càng nên chú ý đừng vì ham rẻ mà mang về món đồ không xài được.

3. "Bắt tay" hợp tác với nhà thiết kế nổi tiếng không có nghĩa hàng sẽ đảm bảo chất lượng

Váy thiết kế đôi khi cũng chẳng bằng váy thường.
Váy thiết kế đôi khi cũng chẳng bằng váy thường.

Các thương hiệu lớn đôi khi muốn "dựa hơi" nhà thiết kế nổi tiếng. Mục đích của họ là "móc túi" khách hàng nhiều hơn cho các mặt hàng gắn mác độc quyền.

Tuy nhiên, mặt hàng độc có 1-0-2 này không chắc sẽ là phiên bản giới hạn của họ và chất lượng vải, thiết kế... cũng chưa chắc tốt hơn những mẫu khác.

4. Thay vì treo lên giá - quần áo "đổ đống" vẫn luôn hút khách

Quần áo trong 1 mớ hỗn độn cùng bảng sale có thể kích thích niềm hạnh phúc của khách hàng.
Quần áo trong 1 mớ hỗn độn cùng bảng sale có thể kích thích niềm hạnh phúc của khách hàng.

Nghiên cứu đã chỉ ra, việc để quần áo trong 1 mớ hỗn độn cùng bảng sale có thể kích thích niềm hạnh phúc của khách hàng khi có cảm giác mình đã mua được món hời. Vì thế, họ sẽ mua nhiều hơn, đến độ thiếu kiểm soát.

5. Quần áo chất liệu tổng hợp có giá giống như sản phẩm làm từ cotton

Quần áo cotton và quần áo làm từ chất liệu tổng hợp có giá gần như nhau.
Quần áo cotton và quần áo làm từ chất liệu tổng hợp có giá gần như nhau.

Các nhà sản xuất thường "làm giá" với những quần áo chất liệu tổng hợp như 1 cách kích thích khách hàng lựa chọn quần áo làm từ vải cotton.

Khi 1 khách hàng nghĩ rằng, chiếc áo choàng bông hay len kia cũng có giá tiền tương đương với chất liệu tổng hợp thì vì sao lại không chọn chúng cơ chứ.

6. Quần áo "thiết kế" đôi khi có chất lượng kém hơn mặt hàng tương tự trong cửa hàng

Đôi khi quần áo, phụ kiện - rất dễ bị sao chép ý tưởng.
Đôi khi quần áo, phụ kiện - rất dễ bị sao chép ý tưởng.

Nhiều người không ngại ngần khi đến "trút tiền" tại khu vực mặt hàng thiết kế.

Tuy nhiên, đôi khi quần áo, phụ kiện - rất dễ bị sao chép ý tưởng. Và không ít thương hiệu sản xuất mẫu mã giống với hàng thiết kế nhưng với chất liệu rẻ hơn nhằm phục vụ những người không có khả năng mua quần áo tại những cửa hàng đắt tiền mà vẫn mong "hợp mốt".

7. Chất liệu quần áo bây giờ thua xa thời xưa

Ngày nay, quần áo thường có chất lượng kém hơn hẳn.
Ngày nay, quần áo thường có chất lượng kém hơn hẳn.

Có những bộ quần áo từ thời cha, mẹ ta "50 năm vẫn dùng tốt". Nhưng đó chỉ là câu chuyện thời quá khứ bởi ngày nay, quần áo thường có chất lượng kém hơn hẳn.

Các khâu như thêu khuyết, hình in hay phụ kiện đi kèm... trở nên tồi tệ không ngờ. Mục tiêu của nhà sản xuất là làm mọi thứ nhanh, rẻ để chúng ta tìm đến với họ thường xuyên hơn.

8. Xu hướng thời trang thay đổi mỗi tuần

Các nhà sản xuất hiện đại luôn tung ra những bộ sưu tập mới để kích thích bạn mua sắm.
Các nhà sản xuất hiện đại luôn tung ra những bộ sưu tập mới để kích thích bạn mua sắm.

Các nhà sản xuất hiện đại luôn tung ra những bộ sưu tập hay cách phối đồ lạ kiểu trong cửa hàng gần như mỗi tuần để kích thích bạn mua sắm, chi tiêu nhiều hơn.

Cập nhật: 10/07/2017 Theo Trí Thức Trẻ
  • 44
  • 5.021