Làm sạch các xoang, thay đổi tư thế ngủ, sử dụng thiết bị hỗ trợ hay phẫu thuật để ngăn tình trạng chảy nước dãi khi ngủ.
Khi ngủ, các cơ mặt và phản xạ nuốt sẽ ngưng hoạt động. Lúc này, nước bọt được tích tụ trong miệng sẽ bắt đầu chảy tự do, theo Bright Side.
Chảy nước dãi khi ngủ là hiện tượng bình thường nhưng nếu xảy ra thường xuyên và quá mức có thể do bị nghẹt mũi hoặc dấu hiệu của bệnh thần kinh quá mức. Ngoài ra, những người đã có vấn đề với sức khỏe như đột quỵ có xu hướng chảy nước dãi thường xuyên hơn.
Khi ngủ, các cơ mặt và phản xạ nuốt sẽ ngưng hoạt động, lúc này nước bọt sẽ chảy tự do. (Ảnh minh họa: BS).
Cách làm giảm hoặc ngăn chặn tình trạng chảy nước dãi:
Nghẹt mũi khiến bạn phải hít thở bằng miệng và dẫn đến tình trạng chảy nước dãi. Làm sạch và thông xoang mũi là cách tốt nhất có thể tránh chảy dãi làm gối ướt mỗi đêm:
Ngoài ra, hãy chắc chắn rằng bạn đã điều trị dứt điểm các bệnh nhiễm trùng mũi để tránh các biến chứng khác nhau như mũi bị nghẹt vĩnh viễn.
Nằm ngửa khi ngủ, nước bọt tiết ra vẫn không chảy ra ngoài. Ngược lại, nếu bạn ngủ nghiêng hoặc nằm sấp, nước bọt tích tụ có thể sẽ chảy ra khỏi miệng và trên gối.
Nếu cảm thấy khó khăn đối với việc giữ một tư thế trong suốt giấc ngủ, hãy đặt chăn và gối xung quanh để giữ tư thế thoải mái.
Gối đầu trên chiếc gối cao trong khi ngủ có thể làm giảm chảy nước dãi và hãy chắc chắn rằng bạn cảm thấy thoải mái.
Bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn dùng các thiết bị nha khoa phù hợp để đóng khoang miệng khi ngủ hoặc điều tiết việc chảy nước dãi, giúp bạn có giấc ngủ ngon hơn.
Một số thuốc kháng sinh có thể gây tác dụng phụ khiến nước bọt tiết quá mức.
Với bệnh nặng, bác sĩ có thể phẫu thuật loại bỏ các tuyến hoặc bệnh lý gây ra chảy nước dãi, thường là các bệnh về thần kinh nghiêm trọng.