Có lẽ ai cũng biết rằng bệnh sốt xuất huyết là do muỗi vằn truyền bệnh cho người. Nhưng vẫn có nhiều người chưa phân biệt được muỗi gây sốt xuất huyết với muỗi thường, vì sao chúng lại có khả năng lây bệnh… Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp tất tần tật về loại muỗi gây bệnh đáng sợ này.
Bệnh sốt xuất huyết bản chất là do virus gây ra, nhưng virus gây bệnh này không tự nhiên lây sang người. Muỗi vằn chính là tác nhân trung gian truyền bệnh.
Trong các biện pháp phòng bệnh thì cách hữu hiệu nhất là phòng tránh muỗi đốt và xua đuổi muỗi. Và điều quan trọng để thủ tiêu được “kẻ truyền bệnh” này chính là hiểu rõ được đặc điểm của loài muỗi vẵn cũng như cách phân biệt với loại muỗi khác.
Sốt xuất huyết là bệnh do virus Dengue gây nên, cụ thể loại virus này có 4 chủng huyết thanh khác nhau là DEN-1, DEN-2, DEN-3, DEN-4. Do đó, bạn đừng lầm tưởng rằng nếu đã từng mắc căn bệnh này rồi, bạn sẽ không bị nữa. Thế nên việc một người có thể sẽ bị mắc sốt xuất huyết 4 lần trong đời là có nguy cơ xảy ra. Bởi khi mắc lần đầu, người đó vẫn có nguy cơ mắc bệnh thêm 3 lần doi các týp virus còn lại.
Thời gian gần đây, bệnh sốt xuất huyết đang có dấu hiệu lây lan nhanh chóng. Đặc biệt hơn nữa là có những thời điểm mà bệnh bùng phát thành dịch lớn, gây hoang mang cho người dân. Cho đến nay, căn bệnh này vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, cũng như vắc xin tiêm phòng.
Ai cũng có thể là đối tượng của sốt xuất huyết, đối tượng đáng lo ngại nhất đó là trẻ em, bởi sức đề kháng non yếu của các bé. Theo thống kê, trẻ trong độ tuổi từ 4 đến 9 thường có nguy cơ mắc bệnh cao nhất. Với những bé dưới 1 tuổi thì khi mắc bệnh sẽ cực kỳ nguy hiểm.
Bên cạnh muỗi vằn gây bệnh sốt xuất huyết, cũng có một loại muỗi nữa khá phổ biến đó là muỗi Anophen. Cùng phân biệt chúng thông qua các đặc điểm dưới đây:
Nếu muỗi vằn là tác nhân gây nên bệnh sốt xuất huyết thì muỗi Anophen lại truyền bệnh sốt rét cũng nguy hiểm không kém. Muỗi anophen truyền ký sinh trùng sốt rét cho người, bệnh cũng lây lan nhanh và dễ thành dịch.
Muỗi trưởng thành thường có màu nâu sẫm và đen, cơ thể được chia làm ba phần đầu, ngực, bụng. Khác với những loài muỗi khác, lúc nghỉ ngơi phần bụng sẽ hướng lên, không hướng xuống dưới. Chiều dài của cơ thể muỗi bằng với chiều dài của vòi, trên cánh có các vẩy màu đen trắng.
Loài muỗi sốt rét này thường sinh sản tại những vùng nước ngọt. Trứng muỗi có khả năng tồn tại ở nhiệt độ lạnh. Muỗi cái giao phối nhiều lần trong vòng đời dù chỉ sống được vài tuần đến một tháng, chúng hút máu để bổ sung chất dinh dưỡng cho trứng. Khi đốt muỗi đậu chếch góc 50 đến 90 độ so với giá thể.
Muỗi sốt rét hoạt động từ khi mặt trời lặn đến khi mặt trời mọc. Chúng thường đậu trong nhà vài giờ sau khi đốt người. Sau đó, chúng thường trú ngụ ở các bụi cây, khe kẽ.
Muỗi gây sốt xuất huyết này là muỗi có màu đen, trên thân và chân có những đốm trắng.
Muỗi vằn là muỗi gây sốt xuất huyết, trong đó đặc biệt là chủng aedes aegypti. Do chúng ta chưa hiểu rõ nhiều về đặc điểm sinh sống và hoạt động của muỗi như thế nào, nên công tác phòng chống sốt xuất huyết tại nhà vẫn không được hiệu quả. Do đó, cứ đến hẹn thì sốt xuất huyết lại “nổi lên” như một sự kiện thường niên.
Đặc điểm để xác định loại muỗi gây sốt xuất huyết này là muỗi có màu đen, trên thân và chân có những đốm trắng nên gọi là muỗi vằn. Muỗi vằn cái sẽ đốt người và chúng hoạt động mạnh mẽ vào ban ngày, nhất là sáng sớm và chiều tối. Nơi sinh sống của chúng chính là những nơi tối tăm như xó nhà, trên quần áo, chăn màn.
Muỗi sinh sản ở trong các ao, vũng nước hoặc các dụng cụ chứa nước xung quanh nhà như bể nước, lu, vại, chum, giếng, lọ cắm hoa… hay kể cả những đồ ve chai trong nhà.
Trứng của muỗi sẽ nở khi tiếp xúc với nước, trứng muỗi có thể tồn tại trong điều kiện khô hạn suốt nhiều tháng. Trong vòng đời của mình, muỗi cái có thể đẻ trứng đến 5 lần, mỗi lần đến hàng chục trứng.
Con đường lây truyền có thể bắt đầu bằng việc sau khi muỗi cái aedes aegypti hút máu người mắc bệnh sốt xuất huyết và mang mầm bệnh. Thời kỳ ủ bệnh của muỗi là 10 – 12 ngày, khoảng thời gian này chính là lúc để virus nhân lên rồi di chuyển đến tuyến nước bọt của muỗi. Sau đó, muỗi truyền bệnh cho người lành thông qua vết đốt.
Người bệnh cũng chính là nguồn lây truyền virus cho những con muỗi khác. Đặc biệt là khi muỗi thay đổi vật chủ thường xuyên, nó sẽ có nguy cơ truyền virus cho nhiều người hơn nữa. Đó cũng là nguyên do khiến bệnh trở thành dịch lớn.
Mùa mưa đến cũng là mùa cao điểm mà muỗi sinh sản. Do đó, để không muốn trở thành “nguồn cung cấp thức ăn” cho muỗi và tránh nguy cơ mắc sốt xuất huyết, chúng ta có thể áp dụng ngay các biện pháp sau:
Đây lột trong những cách thức đơn giản để hạn chế vùng da hé lộ ra bên ngoài khiến muỗi dễ tấn công. Những trang phục dài tay cũng đóng vai trò như một lớp bảo vệ cho da trước sự tấn công của muỗi.
Những trang phục màu trắng, xanh lá, vàng, cam sẽ là gợi ý hay cho bạn. Theo nhiều nghiên cứu muỗi khá thích màu đen cũng như các màu tối. Thế nên đừng mặc những trang phục màu sắc tối hoặc quá nhiều họa tiết để tránh thu hút muỗi.
Những nơi như ao, hồ, những bụi cỏ rậm rạp là nơi cư trú thường xuyên của loại muỗi gây sốt xuất huyết này. Vì thế, hãy hạn chế đi lại hoặc ở lâu trong các khu vực trên để không bị trở thành “miếng mồi ngon” cho muỗi nhé!
Điều ngược đời là trong khi bàn chân có mùi khiến chúng ta khó chịu thì lại rất “quyến rũ” lũ muỗi.
Các nhà khoa học của Đại học California Riverside, Hoa Kỳ, đã làm thí nghiệm ngồi im với chiếc quần đùi để xem muỗi thích đốt vào bộ phận nào nhất, kết quả là bàn chân. Nhưng sau khi rửa chân bằng xà phòng, họ nhận thấy muỗi tấn công vào các bộ phận ngẫu nhiên khác trên cơ thể.
Vậy nên để vừa giữ vệ sinh cho bản thân, vừa hạn chế muỗi đốt, bạn cần vệ sinh cơ thể cũng như đôi chân sạch sẽ.
Nếu mùi của bạc hà, cam, quýt là những mùi thơm mà con người yêu thích, thì đấy lại là mùi hương mà muỗi vô cùng kỵ. Việc sử dụng tinh dầu để xông nhà sẽ giúp vừa bạn thư giãn, vừa ngăn muỗi đến gần nữa. Để tiện cả đôi đường, bạn hãy sắm ngay cho gia đình mình một máy xông cùng các tinh dầu kể trên nhé!
Việc dẹp nhà cửa, vệ sinh môi trường sạch sẽ luôn là tôn chỉ trong việc phòng ngừa các bệnh lây lan. Đặc biệt, bạn cần chú ý vệ sinh sạch sẽ ở những nơi muỗi thường trú ngụ như các góc nhà, hốc tủ.
Các dụng cụ chứa nước trong nhà cần phải được vệ sinh thường xuyên ít nhất một lần một tuần. Bên cạnh đó, bạn cần đậy kín bề mặt của chúng để tránh muỗi vào đẻ trứng. Việc thu gom, loại bỏ các vật dụng phế thải trong nhà cũng là cách để hạn chế nơi muỗi lưu trú và sinh sôi.
Nếu có điều kiện bạn có thể lắp lưới chống muỗi cho cửa chính và cửa sổ. Lưới chống muỗi vừa giúp ngăn muỗi, chống côn trùng vừa giúp cản bụi.
Bạn có thể phối hợp cùng các cơ quan y tế địa phương để tiến hành phun thuốc diệt muỗi trong và xung quanh nhà.
Thực phẩm giàu vitamin B1.
Sử dụng các loại thức ăn giàu vitamin B1 như đậu xanh, khoai tây sẽ làm máu có vị khó chịu đối với muỗi. Ngoài ra, bạn cũng có thể bôi vitamin B1 lên da. Cho 1 viên B1 vào cốc nước nhỏ, chờ thuốc tan rồi lấy bông gòn thoa nước lên da. Điều khá thú vị là mùi này lại không gây khó chịu với con người và cũng là mẹo rất an toàn để bảo vệ trẻ nhỏ khỏi muỗi.
Ngoài ra, bạn hãy áp dụng một số biện pháp khác như sử dụng thuốc xịt muỗi, dùng các loại nhang muỗi, vợt điện diệt muỗi hoặc ngủ màn để phòng tránh muỗi đốt.
Bệnh sốt xuất huyết là bệnh khá nguy hiểm, có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, nếu như không được phát hiện và điều trị đúng cách. Tuy nhiên, bệnh này có thể hoàn toàn phòng tránh được nếu chúng ta có biện pháp phòng chống muỗi gây sốt xuất huyết hiệu quả. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có thêm ít kinh nghiệm trong việc ngăn ngừa muỗi đốt.