Sốt xuất huyết là một loại bệnh dịch nguy hiểm, tốc độ lây lan nhanh dễ bùng phát thành dịch. Trẻ em là đối tượng dễ bị sốt sốt xuất huyết nhất nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong.
Thời tiết giao mùa cũng là lúc xuất hiện các dịch bệnh nguy hiểm ở trẻ em như sốt phát ban, sốt xuất huyết, tay chân miệng... Sốt xuất huyết (hay sốt Dengue) là một trong những căn bệnh vô cùng nguy hiểm. Cha mẹ cần biết một số biểu hiện sốt xuất huyết ở trẻ em để kịp thời phát hiện, đưa trẻ đi khám và điều trị kịp thời, tránh xảy ra biến chứng nghiêm trọng.
Bác sĩ Trần Văn Bàn - Trưởng khoa Nhi Hồng Ngọc cho biết: "Nếu trẻ mắc sốt xuất huyết, biểu hiện ban đầu sẽ là trẻ bị sốt cao đột ngột, liên tục từ 39 - 40 độ C, trong 2 - 7 ngày không có dấu hiệu thuyên giảm dù đã dùng thuốc hạ sốt. Khi hạ sốt, sẽ xuất hiện các nốt ban dạng chấm đỏ hoặc bầm máu ở da, có khi xuất huyết ở các vùng niêm mạc, như chảy máu chân răng, chảy máu cam, mắt đỏ, kèm theo đau bụng, nôn ói. Để biết con có phải đang mắc sốt xuất huyết hay không, mẹ kiểm tra bằng cách lấy tay căng ra mà chấm đỏ li ti không lặn đi, vẫn còn nguyên, thì có thể đó là phát ban do sốt xuất huyết".
Ngoài ra, sốt xuất huyết thường dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác như: sốt phát ban, virus, viêm mũi họng…
Vậy, cách phân biệt bệnh sốt xuất huyết? Phương pháp phòng tránh bệnh sốt xuất huyết cho trẻ như thế nào?
Bệnh sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, do virus Dengue gây ra và muỗi vằn Aedes Aegypti là trung gian truyền bệnh. Muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm virus sau đó sang đốt người lành và mang bệnh.
Bệnh xảy ra quanh năm nhưng thường bùng phát thành dịch lớn vào mùa mưa, từ tháng 4 đến tháng 11 hàng năm.
Sốt xuất huyết do muỗi vằn Aedes Aegypti là trung gian truyền bệnh. (Ảnh minh họa)
Thể nhẹ:
Trẻ bị sốt xuất huyết mọc ban ở cánh tay, chân, thân mình…(Ảnh minh họa)
Lưu ý: Trẻ từ 4-5 tuổi, những ngày đầu sốt phát ban nên dễ nhầm với sốt siêu vi hoặc sốt nhiễm trùng.
Thể nặng:
Các bà mẹ phải nhớ ngày khởi phát sốt của con, các dấu hiệu của con để báo bác sĩ và tập trung các trẻ có dấu hiệu đã kể ở trên để sớm nhận ra bệnh sốt xuất huyết. Hãy đưa trẻ đến khám bệnh hàng ngày và bất cứ khi nào trẻ có dấu hiệu khác thường như: Lừ đừ, ói nhiều, đau bụng nhiều, chảy máu nhiều, tay chân mát lạnh. Chẩn đoán sớm, đưa trẻ đến bệnh viện kịp thời thì điều trị sốt xuất huyết sẽ đạt kết quả tốt nhất.
Cho trẻ uống nhiều nước, hoa quả, ăn thức ăn dễ tiêu hóa. (Ảnh minh họa)
Cho trẻ nằm màn mỗi khi đi ngủ để phòng tránh muỗi đốt. (Ảnh minh họa)
Sốt xuất huyết là bệnh do virus lây truyền qua muỗi thường gặp nhất ở người. Sốt xuất huyết nếu không được phát hiện kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong vì vậy cần thận trọng, tránh nhầm lẫn với các bệnh sốt phát ban
Trong những năm gần đây bệnh đã trở thành mối quan ngại lớn đối với sức khỏe cộng đồng và trở thành dịch tại 100 quốc gia ở châu Phi, châu Mỹ, khu vực phía Đông Địa Trung Hải, Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương... Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính mỗi năm có khoảng 50 đến 100 triệu người mắc bệnh.
Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình, chúng ta cần vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, tránh để nước lưu cữu trong lu, chum, chậu, nằm ngủ bằng màn, mặc quần áo dài ….để tránh bị muỗi đốt. Ngoài ra cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất, tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.