Cận cảnh cuộc khủng hoảng nước nhiễm xạ ở Fukushima

  •  
  • 769

Khoảng 300 tấn nước nhiễm xạ cực cao bị rò rỉ khỏi một bể chứa ở khu vực nhà máy điện hạt nhân Fukushima No. 1. Sự cố này đã khiến Nhật Bản phải nâng cảnh báo rò rỉ phóng xạ lên mức "nghiêm trọng".

>>> 300 tấn nước nhiễm xạ bị rò rỉ ra ngoài

Theo Japan Times, Công ty điện lực Tokyo Tepco cho biết không có nước được sử dụng để hạ nhiệt các thanh nhiên liệu của lò phản ứng hạt nhân và bị nhiễm xạ mức độ cao chảy trực tiếp ra Thái Bình Dương. Tuy nhiên, có thể có một lượng nước đã bị ngấm vào đất và nhập vào với nước ngầm đã bị nhiễm xạ chảy ra biển. Trước đó, Tepco cũng thừa nhận lo ngại về lâu dài, nước nhiễm xạ sẽ theo nước ngầm chảy ra biển.

Cận cảnh cuộc khủng hoảng nước nhiễm xạ ở Fukushima
Nước bị nhiễm xạ bị rò rỉ. Tepco cho biết nước nhiễm xạ chưa ra đến biển

Cận cảnh cuộc khủng hoảng nước nhiễm xạ ở Fukushima
Các công nhân nhà máy Fukushima đang kiểm tra bể chứa nước nhiễm xạ. Mỗi bể cao khoảng 11m, chứa được 1000 tấn nước thải

Cận cảnh cuộc khủng hoảng nước nhiễm xạ ở Fukushima
Có hơn 1 nghìn bể chứa nước thải ở nhà máy điện hạt nhân Fukushima

Cận cảnh cuộc khủng hoảng nước nhiễm xạ ở Fukushima
Một công nhân đang làm việc tại khu vực bể chứa nước nhiễm xạ. Có hơn 1 nghìn bể chứa nước thải ở nhà máy điện hạt nhân Fukushima. Tepco hiện đã sử dụng đến 85% công suất của số bể chứa này và tiếp tục phải xây thêm bể chứa.

Bể chứa nước nhiễm xạ. Mặc dù được làm bằng thép hoặc đúc bê tông kiên cố nhưng nước nhiễm phóng xạ vẫn có thể bị thất thoát qua đường ngấm vào lòng đất và theo dòng nước ngầm chảy ra biển.

Cận cảnh cuộc khủng hoảng nước nhiễm xạ ở Fukushima
Hình ảnh nhà máy điện hạt nhân Fukushima với "cánh đồng" bể chứa nước làm mát thanh nhiên liệu lò phản ứng hạt nhân

Cận cảnh cuộc khủng hoảng nước nhiễm xạ ở Fukushima
Còn đây là hình ảnh hai lò phản ứng hạt nhân của nhà máy điện Fukushima bị phá hủy trong trận động đất, sóng thần hồi tháng 3/2011

Nước bị rò rỉ được xác định là từ một bể số 5 cao 11m và có thể chứa đến 1000 tấn nước thải. Nước này có mức nhiễm xạ rất cao, với mức độ 80 triệu Becơren/lít (Becơren là đơn vị đo cường độ phóng xạ), có nghĩa vượt khoảng 8 triệu lần so với giới hạn dành cho nước uống ở Nhật Bản. Cho đến nay, mới chỉ thu hồi về được có 4 tấn nước.

Tepco cho biết vào hôm thứ Ba tuần này, mực nước trong bể số 5 đã giảm 3m, tức là có khoảng 300 tấn nước nhiễm xạ đã biến mất trong tổng số 1.000 tấn nước. Từ hôm hôm thứ Hai đến thứ Ba, khoảng 10 tấn đã bị mất, có nghĩa là số lượng nước 300 tấn bị biến mất có thể xảy ra hằng ngày trong vòng 30 ngày.

Tepco đã vội vã xây dựng hơn 1.000 bể chứa nước khổng lồ trên mặt đất để lưu trữ lượng nước làm mát đang gia tăng. Họ phải bơm nước để làm mát nhiên liệu hạt nhân tan chảy bên trong các lò phản ứng đã bị hư hại do trận động đất, sóng thần diễn ra hồi tháng 3/2011.

Trong số hơn 1.000 bể chứa, có 350 bể là bể chứa tạm thời dự kiến được thay thế hoặc sửa chữa 5 năm/ lần.

Kể từ năm 2011 đến nay đã xảy ra 5 vụ rò rỉ nước phóng xạ lớn ở Fukushima. Tất cả các vụ nước nhiễm xạ bị rò rỉ là từ các bể chứa tạm thời. Nguyên nhân vụ rò rỉ thứ Ba vừa qua đến nay chưa được xác định, nhưng Tepco cho biết họ đã sử dụng bể chứa tạm thời được khoảng 2 năm (ngày 12/12/2011).

Một bể chứa tạm thời có thể được xây dựng, lắp đặt chỉ trong vòng hơn một tuần. Mặc dù Tepco thừa nhận bể chứa bằng thép mạnh hơn nhưng họ vẫn có kế hoạch thiết lập thêm bể chứa tạm thời để chứa nước nhiễm xạ trong nhà máy.

Theo Vnreview
  • 769