Cận cảnh những loài cá "cực độc" ngoài khơi New Zealand

  •  
  • 4.756

Hàng loạt bức ảnh về những loài cá mới "cực độc" được các nhà khoa học New Zealand công bố sau chuyến khảo sát vùng biển ngoài khơi nước này.

Các nhà khoa học tại Viện Nghiên cứu khí quyển và nước quốc gia New Zealand (NIWA) đã tiến hành nghiên cứu và đánh bắt nhiều loài cá mà họ phát hiện được dưới độ sâu hơn 2km. Trong số đó, nhiều loài cá lần đầu tiên được ghi danh vào bộ sưu tập cá quốc gia của New Zealand.

NIWA cho triển khai lắp đặt 8 trạm đánh bắt cá ở nhiều độ sâu khác nhau thuộc khu vực lòng biển Chatham Rise - nơi tồn tại hệ thống mạng lưới các cao nguyên, dãy núi, mạch núi, hẻm núi và cả những đồng bằng dưới nước.

Cá Trắng thân mềm

Cá trắng thần mềm

Các nhà khoa học đã bắt được một con cá Trắng thân mềm với đôi mắt nhỏ và không hề có xương sống. Chiều dài cơ thể của cá Trắng thân mềm là khoảng 32cm.

Chúng sinh sống ở độ sâu 2,3km - độ sâu lớn nhất từ trước tới nay NIWA từng khám phá. Bởi phần lớn những nghiên cứu và đánh bắt trước đây của được NIWA tiến hành chỉ ở độ sâu 1,2km.

Nhà khoa học Peter McMillan tại NIWA nhận định: "Chúng tôi biết rất ít về sự phong phú và phân bố của các loài cá sinh sống dưới độ sâu này".

Ở độ sâu 2,1km, các nhà khoa học không chỉ phát hiện được loài cá Trắng thân mềm mà họ còn tìm thấy nhiều loài cá nhỏ hơn như cá đuối, cá đầu bóng, cá đuôi chuột và cá chình.

Cá đồng bóng 2 màu

Cá đồng bóng hai màu

Được đánh bắt ở độ sâu 2,4km, loài cá đầu bóng Norman 2 màu này chưa từng được phát hiện trong những lần nghiên cứu trước đây của các nhà khoa học New Zealand.

Chỉ khoảng 10 loài thuộc họ nhà cá đầu bóng có đôi môi mang hình dáng giống như chiếc mỏ, hàm răng cong nhọn và đôi mắt nhỏ. Một số loài trong họ nhà cá đầu bóng hiện đang nằm trong bộ sưu tập của các bảo tàng trên khắp thế giới.

Trong chuyến thám hiểm, các nhà nghiên cứu NIWA đã nhanh chóng chụp lại hình ảnh của bất cứ loài cá nào mà họ bắt gặp sau đó tiến hành đánh bắt, nghiên cứu và ướp lạnh.

Toàn bộ số loài cá quý hiếm được NIWA phát hiện sẽ được đưa vào Bảo tàng Te Papa Tongarewa tại Wellington.

Cá đuối

Cá đuối

Cá đuối Richardson là một trong những loài cá được đánh bắt tại 4 trạm của NIWA tại nhiều độ sâu khác nhau. Loài cá này cực hiếm bởi chúng sống ở độ sâu khá lớn.

Việc đánh bắt chúng không hề là công việc dễ dàng bởi các nhà khoa học đã phải thả một chiếc lưới rộng tới 20m xuống đáy biển và phải mất hơn 3 giờ mới có thể kéo con cá cùng tấm lưới lên thuyền.

Cá đầu bóng

Cá đầu bóng

Theo NIWA, con cá hiện vẫn chưa được xác định danh tính này được xếp vào họ nhà cá đầu bóng. Chúng sinh sống chủ yếu ở độ sâu hơn 1km dưới lòng biển.

Các nhà khoa học hầu như chưa có bất cứ thông tin về loài cá đặc biệt này ngoại trừ việc phát hiện nguồn thực phẩm yêu thích của chúng là loài tôm, sứa, bống biển và sứa lược.

Cá chình không mắt

Cá chình không mắt

Cá chình không mắt được đánh bắt ở độ sâu 2,4km. Chúng mang kích thước cơ thể ngắn hơn các loài cá chình khác. Ngoài ra, chúng chuyên đi săn mồi vào ban đêm và sống ở vùng nước cực sâu.

Giống như mọi loài cá chình chấm đen, nhiều loài sinh vật sinh sống ở độ sâu dưới lòng biển đều tiến hóa với đôi mắt nhỏ trong môi trường mà ánh sáng Mặt trời gần như không thể chiếu tới được.

Để chống chọi với áp suất nước cực lớn, nhiều loài cá đã phải phát triển bộ xương siêu nhẹ cấu thành từ sụn thay vì xương.

Cá đuôi chuột

Cá đuôi chuột

Chưa từng được đánh bắt trong mọi vùng biển của New Zealand, tuy nhiên trong chuyến thám hiểm lần này, các nhà khoa học NIWA đã bắt được một con cá đuôi chuột màu trắng khổng lồ thuộc họ Coryphaenoides ở độ sâu 2,6km.

Chiếc đuôi chuột "thần kỳ" giúp chúng dễ dàng tìm thức ăn dưới đáy biển sâu đen ngòm. Đặc biệt tốc độ sinh sản của chúng rất chậm, thông thường chúng chỉ sinh sản khi đã ngoài 30 năm tuổi đời.

Tham khảo: Nationalgeographic

Theo Infonet, Nationalgeographic
  • 4.756