Cá voi săn mực khổng lồ như thế nào?

  •  
  • 7.925

Trong bóng tối lạnh lẽo của Thái Bình Dương, ẩn náu hàng nghìn con mực khổng lồ - những kẻ săn mồi hung hăng dài gần 2 mét và nặng gần nửa tạ mà các ngư dân kính nể gọi là "quỷ đỏ". Song, chúng vẫn chỉ là mồi cho kẻ khác - cá nhà táng.

Cá nhà táng - loài ăn thịt lớn nhất trái đất này - rất khoái mực khổng lồ (tên khoa học là Dosidicus gigas), và chúng nuốt chửng hơn 100 tỷ kg mỗi năm, gần tương đương với toàn bộ sản lượng của tất cả các ngư dân trên thế giới. Tuy nhiên, bằng cách nào cá nhà táng săn mực khổng lồ vẫn còn là một bí ẩn.

Mới đây, bằng những thẻ điện từ theo dõi thói quen dưới hàng trăm mét nước của chúng, các nhà khoa học đã khám phá ra một dạng "tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa" của biển cả - nơi những con mực chạy chốn khỏi những vùng nước tương đối nóng ở bề mặt để rồi vô phúc lọt vào dạ dày cá voi.

Nhà sinh vật biển William Gilly tại Đại học Stanford và cộng sự đang gắn thẻ cho những con mực khổng lồ ở Vịnh California, và thật trùng khớp, họ tìm thấy nhà sinh vật biển Randall Davis từ Đại học Texas A&M cùng đồng nghiệp đang gắn thẻ cho những con cá nhà táng gần đó.

Cá nhà táng.
Cá nhà táng, một loài sống ở New Zealand có thể tiêu thụ tới cả tấn thức ăn trong 1 ngày. Những con đực trưởng thành có độ dài khoảng 60 feet và những con cái có độ dài lên tới 36. (Ảnh: Livescience)

"Thật hiếm hoi khi tìm được một nơi như Vịnh California nơi bạn có thể nhìn thấy cả cá nhà táng lẫn con mồi của chúng", Davis nói.

Các thẻ nghiên cứu cho thấy, vào ban ngày, mực khổng lồ thường dành 3/4 thời gian ở độ sâu từ 180 đến 400 mét, nhưng đêm đến, chúng dành ít nhất một nửa thời gian trong những vùng nước nông hơn, trên 180 mét. Lời giải thích duy nhất cho điều này là vào ban đêm, chúng nổi lên để săn những con mồi như những con cá nhỏ phát quang và các loài nhuyễn thể.

Trong khi đó, 3/4 thời gian của cá nhà táng là ở độ sâu 180 đến 400 mét, bất kể ngày hay đêm, "có mực hay không". "Có lẽ đó là cách duy nhất chúng có thể bắt những con mực này", Davis nói.

Bill Gilly, giáo sư nghiên cứu sinh vật tại  viện Stanford Hopkins Marine
Bill Gilly, giáo sư nghiên cứu sinh vật tại viện Stanford Hopkins Marine đang nuôi dữ con mực ống khổng lồ bị đánh bắt ở vịnh California của Baja Mexico năm 2003. Một trong những loài động vật thân mềm lớn nhất biển Thái Bình Dương. Loài mực ống khổng lồ này có thể lặn sâu tới 1.300 feet trong lúc đuổi bắt con mồi (Ảnh: Livescience)

T. An

Theo LiveScience, Vnexpress
  • 7.925