Cẩn trọng với ngộ độc thực phẩm ngày nắng nóng

Cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm ngày nắng nóng
  •  
  • 453

Trong những ngày nhiệt độ môi trường cao, không nên để thức ăn ở ngoài quá một giờ, luôn rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi chế biến.

Ngộ độc xảy ra bởi các vi khuẩn, virus hoặc độc tố lan truyền qua thực phẩm. Con người mắc bệnh khi ăn uống phải đồ ăn nhiễm khuẩn.

Các triệu chứng của ngộ độc thực phẩm thường là đau bụng, buồn nôn, nôn mửa, sốt. Ngoài ra nếu thấy khát nước, khô miệng, co rút cơ, chóng mặt, nước tiểu vàng sậm, tiểu ít hoặc không đi tiểu trong nhiều giờ là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang bị mất nước nặng. Khi bệnh tiến triển nặng, sẽ có các triệu chứng như tiêu phân lỏng trên 6 lần ngày, sốt trên 38,5 độ không giảm, ói hoặc đi tiêu ra máu... Bệnh tiến triển nặng hơn gây tiêu chảy ồ ạt dẫn đến trụy mạch, nếu không điều trị kịp thời có thể tử vong.

Các triệu chứng này có thể xuất hiện sớm sau khi ăn 30 phút hoặc trễ hơn tùy theo cơ địa của mỗi người.

Theo bác sĩ Trần Thanh Ba, Bệnh viện Đa Khoa Tâm Trí Sài Gòn, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người già và người có hệ miễn dịch yếu dễ bị ngộ độc thực phẩm.

Khi phát hiện người có dấu hiệu ngộ độc thực phẩm cần gây nôn cho bệnh nhân, nếu họ không thể tự nôn được. Bệnh nhân nôn ói càng nhiều càng tốt, để hạn chế chất độc hấp thụ vào máu qua đường tiêu hóa. Quá trình gây nôn chú ý cho bệnh nhân nằm đầu cao, nghiêng sang một bên. Việc này nhằm tránh chất nôn trào ngược vào đường hô hấp, gây nặng thêm tình trạng ngộ độc.

Sau đó, cho bệnh nhân uống nhiều nước. Các loại nước có thể uống được là nước dừa, nước đun sôi để nguội, nước suối, nước cháo hoặc dung dịch oresol. Bổ sung nước sẽ giúp bù lại lượng nước cơ thể đã mất do tiêu chảy, nôn ói. Cuối cùng là gọi xe cấp cứu hoặc tự đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời. Ngoài ra, người nhà nên lấy mẫu thực phẩm nghi ngờ gây ngộ độc, kèm nhãn mác của thực phẩm. Các chuyên gia y tế sẽ tiến hành xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân gây ngộ độc.

Ngộ độc thực phẩm
Các triệu chứng của ngộ độc thực phẩm thường là đau bụng, buồn nôn, nôn mửa, sốt.

Tác nhân gây ngộ độc

  • Norovirus là tác nhân phổ biến nhất gây ngộ độc thực phẩm, thường gặp ở rau quả.
  • Vi khuẩn E. coli thường có trong thịt (bò, heo) còn sống hoặc nấu chưa chín, rau quả sống và nước uống từ bể bơi.
  • Vi khuẩn Salmonella thường sống trong ruột động vật. Chúng có thể nhiễm trong thực phẩm sống hoặc nấu chưa chín như thịt gia cầm và trứng.
  • Vi khuẩn Shigella lây lan qua phân người. Bệnh có thể bùng phát giữa những trẻ nhỏ ở nhà trẻ, từ người chế biến thức ăn mà không rửa tay khi đi vệ sinh hoặc qua nguồn nước uống ô nhiễm.
  • Vi khuẩn Campylobacter có trong thịt gia cầm, những loại thịt sống, sữa chua tiệt trùng.

Nguyên tắc phòng ngừa

Giữ lạnh

  • Ngăn lạnh có thể bất hoạt hầu hết vi khuẩn gây bệnh trong thức ăn. Để thức ăn thừa và thức ăn chưa sử dụng vào tủ lạnh.
  • Hình thường không nên để thức ăn bên ngoài quá 2 giờ. Ngày nắng nóng không nên để thức ăn ở ngoài quá một giờ.

Rửa sạch

  • Rửa tay bằng xà phòng ít nhất 20 giây trước và sau khi chế biến thức ăn, chạm vào thực phẩm tươi sống, trước khi ăn và sau khi sử dụng nhà vệ sinh.
  • Rửa tất cả trái cây, rau củ dưới vòi nước đang chảy trước khi nấu, đóng gói hoặc ăn.
  • Rửa sạch tất cả bề mặt và vật dụng nấu ăn trước và sau khi sử dụng.

Để riêng

  • Không để nước từ thực phẩm sống tiếp xúc với các loại thực phẩm khác.
  • Sử dụng bát đĩa cho các loại thực phẩm riêng, không để thực phẩm sống lẫn chín vào cùng một bát đĩa.
  • Rửa dạch thớt trước khi sử dụng cho loại thực phẩm khác.

Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà

4 cách đơn giản tránh ngộ độc thực phẩm

Cập nhật: 17/03/2021 Theo VnExpress
  • 453