Trong lịch sử của loài người tồn tại những bí ẩn mà đến nay vẫn chưa thể giải đáp được. Câu chuyện về người dân đảo Phục Sinh là một ví dụ điển hình.
Ngoài khơi phía Đông Nam Thái Bình Dương có một hòn đảo rất nổi tiếng ngày nay thuộc chủ quyền của Chile. Đó là đảo Phục Sinh (Easter Island) - được công nhận là Di sản Thế giới bởi UNESCO.
Nhiều người biết đến đảo Phục Sinh là vì 887 bức tượng đá khổng lồ hình mặt người (được gọi là Moai). Tất nhiên, những tảng đá ấy không tự nhiên mà có, nên sẽ là bằng chứng cho thấy hòn đảo từng là nơi con người sinh sống rất thịnh vượng.
Người Rapa Nui cổ đã dựng lên những bức tượng mặt người nổi tiếng.
Được biết, các Moai là do người Rapa Nui cổ tạo ra, và họ đã sống tách biệt với thế giới trong hàng ngàn năm trên hòn đảo này. Tuy nhiên đến thập niên 1860, mọi người trên đảo bỗng biến mất một cách bí ẩn, mà đến nay con người vẫn chưa thể nào trả lời được.
Có rất nhiều giả thuyết được đưa ra về sự biến mất bí ẩn này: từ dịch bệnh, phá rừng quá mức, hay xung đột nội bộ. Trong đó, ý kiến được nhiều người chấp nhận nhất là những người này đã tự diệt vong khi tàn phá thiên nhiên đến mức khiến môi trường trên đảo trở nên "không thể ở được".
Cụ thể, lịch sử cho thấy người Rapa Nui cổ đã đến hòn đảo này vào năm 1200. Đến đầu thế kỷ 18 khi người châu Âu đặt chân đến đây, các khu rừng trên đảo gần như đã bị xóa sổ. Số cây ấy được dùng để đóng thuyền, giúp dân đảo đánh bắt cá.
Tượng đá Moai.
Rồi khi không còn cây, thuyền cũng không còn, dân đảo chẳng thể lấy cá nữa mà chuyển sang trồng trọt trên đất liền. Thế nhưng do canh tác không kiểm soát, đất đai trên đảo xói mòn nghiêm trọng. Cuối cùng mọi thứ sụp đổ, dân Rapa Nui bị cô lập ở một vùng đất tách biệt trong tình trạng không có thực phẩm, và họ rơi vào cảnh diệt vong.
Bởi vì mới đây, một nghiên cứu từ ĐH Binghamton (Mỹ) lại bác bỏ hoàn toàn giả thuyết này. Các chuyên gia cho rằng, giả thuyết ấy không hề đủ bằng chứng thuyết phục.
Cụ thể khi phân tích các thành phần hóa học tại các di tích của người Rapa Nui, nhóm chuyên gia nhận thấy hơn một nửa lượng protein trong khẩu phần ăn hàng ngày của họ đến từ hải sản. Điều đó chứng tỏ, người Rapa Nui chưa bao giờ ngưng đánh bắt cá.
"Các bằng chứng còn cho thấy đất họ sử dụng để trồng trọt là đất đã được biến đổi về thành phần, tức là họ đã cải tạo đất để canh tác tốt hơn" - Carl Lipo, giáo sư khảo cổ học tại ĐH Binghamton cho biết.
Người Rapa Nui cổ đã đến hòn đảo này vào năm 1200.
Điều này chứng tỏ, người Rapa Nui có kiến thức và canh tác và trồng trọt, do đó khả năng hệ thống nông nghiệp của họ sụp đổ cũng là rất khó.
Vậy chuyện gì đã xảy ra trên đảo Phục Sinh? Từ khi có nghiên cứu mới này, câu chuyện lại chìm vào bí ẩn. Có thể do thảm họa tự nhiên, hoặc do một thế lực nào đó xuất hiện? Chỉ biết rằng, câu chuyện này vẫn là một trong những bí ẩn chưa thể giải đáp trong chiều dài lịch sử của loài người.