Nếu trẻ bị chốc đầu, có thể lấy hạt cau xay nhỏ phơi trong bóng râm cho khô, trộn dầu vừng để bôi đắp. Quả cau cũng được dùng chữa nhiều bệnh khác ở trẻ em.
Tẩy sán dây:
(Ảnh: VNE) |
Giun đũa, giun kim: Dùng 21 hạt cau sao tán nhỏ. Chia uống 2-3 lần trong ngày, dùng với nước sắc vỏ quả cau làm thang. Uống lúc đói.
Theo kinh nghiệm Đông y, để tẩy giun sán, nên dùng hạt cau sống, còn để tiêu tích trệ thì mới phải nấu chín.
Ngoài ra, cau cũng được dùng chữa các bệnh sau:
Chữa trùng roi: Cau 100 g cắt lát mỏng hoặc giã nát cho vào 500 ml nước ngâm trên 12 giờ. Đun còn 200 ml chia làm 3 lần uống trong buổi sáng sớm còn đói bụng.
Viêm túi mật cấp tính, đơn thuần: Cau 10 g, hạt củ cải 10 g, trần bì 10 g. Cau tán bột, trần bì cắt nhỏ, cho nước vào đun sôi một lúc là được. Mỗi ngày uống 2 lần sau bữa ăn, có thể pha ít đường để dễ uống.
Chữa ăn không tiêu, đầy trướng, ợ chua: Binh lang 200 g, đinh hương 10 g, đậu khấu 10 g, trần bì 20 g, sa nhân 10 g, muối 100 g. Nấu thành cao lỏng. Lấy hạt cau ra thái nhỏ, uống 5-10 g sau bữa cơm chiều bằng nước đã sắc.
Các loại cháo cau
Cháo tim lợn hạt cau: Hạt cau 1/2 hạt, tim lợn 300 g, gạo nếp 100 g. Giã cau nhỏ lọc lấy 300 ml nước nấu sôi, rồi cho gạo nấu cháo chín mới cho tim lợn đã thái nhỏ vào nấu chín. Công dụng chữa trẻ bị suy dinh dưỡng. Ăn tuần 3 lần, trong 2 tuần.
Cháo cau cà rốt: Hạt cau 1 hạt, cà rốt 50 g hai thứ nghiền thành bột, gạo nếp 150 g, gia vị vừa đủ. Nấu cháo với 300 ml nước cho nhừ rồi cho cau, cà rốt vào, nấu chín, ăn ngày 3 lần, ăn liền 3 ngày. Chữa trẻ đi tiêu phân xanh.
Cháo cau gừng: Cau 15 g mài lấy nước, gừng tươi 12 g giã lấy nước, gạo xay 100 g, mật ong 20 g. Nấu cháo nhừ rồi cho các thứ vào, đun sôi lại, ăn ngày 1 lần để tiêu tích trệ, sát trùng ở đường tiêu hóa, trừ ho.