Châu Phi có đầy "ngọc lục bảo" ở đường nhưng không ai nhặt, dân bản địa cảnh báo: Coi chừng mất mạng!

  •   4,52
  • 1.198

Vì sao thứ này lại nguy hiểm đến vậy?

"Coi chừng mất mạng"

Châu Phi là châu lục gắn liền với những vùng thảo nguyên rộng lớn - ngôi nhà của nhiều loài động vật hoang dã tuyệt đẹp sinh sống. Rừng châu Phi là một trong những kỳ quan thiên nhiên của thế giới, trong đó, các khu rừng mưa nhiệt đới bao phủ khoảng 12% diện tích châu Phi và là những khu vực giàu có nhất về mặt sinh học của lục địa này.

Có thể nói, sự đa dạng sinh học ở châu Phi là điểm hấp dẫn bậc nhất cho những chuyến phiêu lưu khám phá miền đất hoang dã trên Trái đất. Đẹp, đa dạng, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm.

Nhìn tưởng là ngọc lục bảo nhưng thực chất thì không phải vậy.
Nhìn tưởng là ngọc lục bảo nhưng thực chất thì không phải vậy.

Do đó, khi du lịch châu Phi, bạn cần phải chuẩn bị đầy đủ kiến thức về nơi đây - chẳng hạn như những phong tục văn hóa độc đáo của địa phương hay những loài thực vật tự nhiên kỳ lạ - hoặc ít ra là phải được dân địa phương hướng dẫn nếu không nguy hiểm sẽ ập đến bất ngờ.

Dưới đây là một câu chuyện như vậy.

Cụ thể, những người du lịch từ châu lục khác khi đi đường sẽ nhận thấy rằng có rất nhiều thứ nhìn như những hạt ngọt xanh long lanh, tựa như những viên ngọc lục bảo. Chúng lộ thiên ở nhiều con đường khắp châu Phi. Điều kỳ lạ là không có người dân địa phương nào nhặt chúng lên.

Khi được hỏi, người bản địa liền nói: "Coi chừng mất mạng".

Vì sao người châu Phi lại nói như vậy?

Đây thực ra là một loài cây mọng nước ở châu Phi.
Đây thực ra là một loài cây mọng nước ở châu Phi.

Loài cây được gọi là "ngọc"

Theo một bài viết trên KKNews (Trung Quốc), thực chất, thứ kỳ lạ mà du khách nhìn thấy tựa như ngọc lục bảo ấy không phải là ngọc thật, mà là một loài cây mọng nước ở châu Phi.

Chúng có nguồn gốc từ vùng đất khô cằn Namaqualand ở miền nam châu Phi và Namibia, và vì có hình dáng như những viên ngọc nên được đặt tên là Isuzu Jade Baby toes (danh pháp: Fenestraria aurantiaca).

Đặc điểm sinh trưởng của Isuzu Jade khiến nó phát triển chủ yếu ở các khu vực ven biển của châu Phi, phân bố từ bờ biển Nam Phi từ Namaqualand ở Northern Cape đến Luderitz ở Namibia.

Hình dạng của cây khá khác lạ với các loài cây khác trong thế giới thực vật.
Hình dạng của cây khá khác lạ với các loài cây khác trong thế giới thực vật.

Loài cây này thích môi trường ấm áp, khô ráo, nhiều nắng. Nó có thể chịu được nhiệt độ cao và hạn hán, và tất nhiên do đó không thể tồn tại trong môi trường ẩm ướt, tối. Cây này chủ yếu phát triển trên đất thịt pha cát, tơi xốp và thoát nước tốt hơn các loại đất khác.

Hình dạng của cây khá khác lạ với các loài cây khác trong thế giới thực vật. Lá cây mọng nước, không thân, tạo thành các cụm lá thẳng đứng và tròn như ngón chân em bé (đó là lý do nó có tên Isuzu Jade Baby toes). Điều thú vị là không chỉ có vẻ ngoài kỳ lạ mà loài cây này còn mọc thành từng chùm, lộ ra trong đất nhìn từ xa trông giống như hòn ngọc với màu xanh tuyệt sắc.

Hoa của chúng có màu vàng kim. Có lẽ, khi hoa nở là điểm giúp nhiều du khách không bị nhầm lẫn với ngọc lục bảo.

Thật không may, thứ đẹp đẽ này lại tiềm ẩn những độc hại tới con người. Theo người dân địa phương, nếu chạm tay vào Isuzu Jade, da của bạn có thể bị dị ứng. Không lâu sau, cơ thể nổi mụn khiến người ta ngứa ngáy khó chịu.

Loại cây này có thể gây dị ứng nếu bạn lỡ chạm vào nó.
Loại cây này có thể gây dị ứng nếu bạn lỡ chạm vào nó.

Nếu chẳng may ai đó hái chúng và nhai lấy nước thì việc làm này rất nguy hiểm. Họ có thể bị ngộ độc và thậm chí tử vong.

Khách du lịch nước ngoài đến tham quan không hiểu điều này. Có vô số trường hợp khách du lịch vô tình chạm vào Isuzu Jade và may mắn chỉ bị dị ứng (dạng nhẹ).

Do đó, khi đến một vùng đất xa lạ, gặp những loài động-thực vật lạ, bạn phải chủ động hỏi ý kiến người dân địa phương hoặc không tự ý chạm vào hoặc ăn/uống. Giống như nấm, có nấm lành và nấm độc, việc không hiểu và không phân biệt được nấm nào có thể ăn và nấm nào không thể ăn có thể gây tổn hại đến chúng ta.

Cập nhật: 17/08/2024 ĐSPL
  • 4,52
  • 1.198