13 câu hỏi cực phổ biến về thế giới ai cũng tự tin là mình biết tuốt, nhưng thực chất hoàn toàn là lầm tưởng

Những lầm tưởng cực về thế giới, ai cũng tự tin là mình biết tuốt nhưng hóa ra lại bị phim ảnh đánh lừa
  •   4,33
  • 3.934

Chúng ta đã học được rất nhiều "thông tin hữu ích", chẳng hạn như cách bay bằng tàu vũ trụ qua vành đai tiểu hành tinh. Nhưng màn hình lớn đánh lừa chúng ta khá thường xuyên, vì vậy trong nhiều năm, nhiều huyền thoại mà chúng ta vẫn tin rằng đã được tạo ra. Vậy chúng ta hãy làm rõ một vài trong số chúng theo thực tế hàng ngày nhé?

Ngày nay, Internet đã trở thành một trong những công cụ phổ biến và quan trọng nhất trong cuộc sống của chúng ta. Không thể phủ nhận rằng, nó giúp cho chúng ta tiếp cận thông tin, kiến thức bổ ích một cách dễ dàng và nhanh chóng hơn rất nhiều so với trước đây.

Tuy nhiên, chính sự lan tỏa nhanh chóng của nó cũng làm cho những kiến thức có phần "sai lệch" vô tình trở nên phổ biến dù những "sự thật" vô lý này nghe có vẻ vô cùng hợp lý. Để giúp mọi người gỡ rối những lầm tưởng phổ biến trên internet, hãy cùng trả lời những câu hỏi dưới đây và xem câu trả lời thực sự là gì nhé!

1. Ai là người phát minh ra bóng đèn?

Ai là người phát minh ra bóng đèn?

Đa phần khi nghe câu hỏi này, câu trả lời hiện ngay trong đầu của nhiều người sẽ là nhà khoa học Thomas Edison. Tuy nhiên, trên thực thế, Edison chỉ là người tìm ra cách khiến cho bóng đèn có thể phát sáng trong thời gian dài mà thôi.

2. Con người có tất cả bao nhiêu giác quan?

Con người có tất cả bao nhiêu giác quan?

Thông thường, người ta luôn nói về 5 giác quan của con người bao gồm thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác. Dù vậy, đây chỉ là những giác quan chính mà thôi. Ngoài những giác quan này, con người được cho là có ít nhất 21 giác quan khác, ví dụ như: cân bằng, cảm giác nóng - lạnh, đói - khát...

3. Tiếng chuông đồng hồ báo thức là cách tốt nhất để thức dậy?

 Tiếng chuông đồng hồ báo thức là cách tốt nhất để thức dậy?

Nhiều người cho rằng việc thức dậy sớm hay thức dậy ngay khi tiếng chuông đồng hồ kêu là thói quen tối. Dù vậy, việc thức dậy bất chợt vì tiếng chuông reo ầm ỹ thực sự không hề tốt cho sức khỏe chút nào.

4. Chúng ta có sử dụng hết tiềm năng của não bộ không?

 Chúng ta có sử dụng hết tiềm năng của não bộ không?

Đây có lẽ là hiểu nhầm của đa phần mọi người và hiểu lầm này cũng từng xuất hiện trong nhiều bộ phim Hollywood khiến cho càng nhiều người tin vào nó hơn. Trên thực tế, chúng ta sử dụng gần như 100% bộ não mọi lúc, kể cả khi ngủ. Trong một số hoạt động nhất định, sẽ có phần não bỗ hoạt động mạnh hơn nhưng những phần khác của bộ não vẫn tiếp tục hoạt động chứ không hề "tắt" đi.

5. Vì sao những chú gấu lại phải ngủ đông?

Vì sao những chú gấu lại phải ngủ đông? 

Mùa đông đến, những chú gấu sẽ tìm kiếm nơi an toàn để thực hiện quá trình ngủ đông kéo dài khoảng 6 tháng của mình. Tuy nhiên, nguyên nhân khiến họ nhà gấu phải ngủ đông không phải là do thời tiết quá lạnh mà là do nguồn thức ăn vào mùa đông bị giảm đi rất nhiều khiến chúng rất khó kiếm ăn. Vậy nên, đây là cách để chúng tiết kiệm năng lượng và tồn tại được.

6. Cà rốt có giúp cải thiện thị lực?

Cà rốt có giúp cải thiện thị lực?

Mỗi khi ăn cà rốt, chắc hẳn nhiều người nghĩ rằng nó sẽ giúp cải thiện thị lực nhờ hàm lượng vitamin dồi dào trong loại củ này. Nhưng thực chất, đây là một sai lầm khá phổ biến trong văn hóa đại chúng. Dù vậy, cà rốt vẫn là loại thực phẩm tốt cho sức khỏe khi giúp con người củng cố cơ bắp và chống thoái hóa.

7. Cái gì tạo ra nhiều khí oxy nhất?

Nếu câu trả lời của bạn là cây xanh thì sai rồi nha! Thực chất lượng khí oxy mà cây xanh sản xuất ra chỉ chiếm khoảng 30% mà thôi. Khoảng 50-70% khí oxy còn lại được sản xuất bởi đại dương, cụ thể là các sinh vật phù du đại dương (các vi sinh vật, thực vật, tảo và vi khuẩn, đặc biệt là tảo cát). Đó cũng là lý do tại sao nhiều thực vật phù du và rạn san hô gặp nguy hiểm vì sự nóng lên toàn cầu.

8. Cảnh sát có thể truy dấu qua điện thoại?

Cảnh sát có thể truy dấu qua điện thoại?

Trong những bộ phim hình sự, cảnh sát hay các cơ quan chức năng có thể thực hiện truy vết tội phạm thông qua cuộc gọi điện thoại trong khoảng vài phút đồng hồ. Quả thực việc truy vết qua điện thoại có thể thực hiện được nhưng sẽ phải mất tới cả giờ đồng hồ thay vì chỉ vài phút như trên màn ảnh.

9. Khám nghiệm tử thi có thể giải quyết vụ án?

Khám nghiệm tử thi có thể giải quyết vụ án?

Khám nghiệm tử thi được biết đến là một phương thức phẫu thuật chuyên môn cao xác định nguyên nhân cái chết và đánh giá xem có sự tồn tại của bệnh tật hay chấn thương nào trong tử thi hay không. Tuy nhiên, các bộ phim cho ta lầm tưởng rằng việc khám nghiệm sẽ giúp giải đáp nhiều khúc mắc và đôi khi giải quyết được vụ án trong khi thực tế thì việc này chỉ giúp cảnh sát thu thập chứng cứ mà thôi.

10. Phải đợi bao lâu mới được báo cáo mất tích?

Phải đợi bao lâu mới được báo cáo mất tích?

Trong nhiều bộ phim, người ta cho rằng một người phải mất tích khoảng 24h mới được cảnh sát tiếp nhận tìm kiếm, điều tra nhưng thực tế là nếu quá lo lắng, bạn có thể báo cảnh sát ngay lập tức.

11. Giải cứu người đuối nước trong phim và thực tế?

Giải cứu người đuối nước trong phim và thực tế?

Nhiều cảnh phim khi nhân các nhân vật vô tình bị đuối nước sẽ la hét thật to và vùng vẫy để thu hút sự chú ý của những người khác. Nhưng thực tế cho thấy rằng, rất khó để người đuối nước có thể nhận được sự chú ý từ những người trên cạn hay máy bay trực thăng.

12. Hai người giao tiếp cực ngầu trong khi nhảy dù

Hai người giao tiếp cực ngầu trong khi nhảy dù

Được biết đến là một trong những cảnh phim huyền thoại trong các bom tấn hành động, cảnh những người vừa thực hiện nhảy dù cực ngầu vừa bàn kế hoạch với nhau đã khiến không ít đứa trẻ ngưỡng mộ. Mặc dù vậy, thực tế lại cho thấy rằng, sức gió lớn khi nhảy dù sẽ khiến những người này chẳng thể nghe thấy nhau nói bất kỳ từ gì chứ đừng nói là giao tiếp hay bàn kế hoạch.

13. Sốc điện có thể làm tim đập trở lại

Sốc điện có thể làm tim đập trở lại

Các bộ phim đề tài y khoa không bao giờ thiếu đi cảnh phim các bác sĩ sử dụng kỹ thuật sốc điện ngoài lồng ngực để cấp cứu cho bệnh nhân của mình và giúp tim của bệnh nhân đập trở lại. Trên thực tế, kỹ thuật này chỉ được sử dụng để khôi phục lại nhịp tim hay hợp rối loạn nhịp nhanh cho bệnh nhân thay vì giúp tim bệnh nhân đập trở lại.

Cập nhật: 29/02/2024 Tổ Quốc
  • 4,33
  • 3.934