Đặc điểm hình dáng hay màu sắc riêng biệt có thể giúp nhiều loài ngụy trang và tránh nguy cơ bị tấn công.
>>> Khả năng ngụy trang siêu hạng của động vật
>>> Những “sát thủ” tàng hình trong tự nhiên
>>> Video: Rắn ngụy trang đớp thằn lằn trong chớp mắt
>>> Công nghệ ngụy trang giống bạch tuộc
Cá mù làn với màu da và lớp gai hòa lẫn với san hô. Loài cá này thường sống ở vùng nước sâu, có khả năng thay đổi màu sắc cơ thể để thích nghi với môi trường sống.
Khi di chuyển trên mặt đất, màu xanh của bướm đêm gần như tương đồng với đám lá. Nhờ đó, nó sẽ dễ dàng tránh được kẻ thù.
Da sọc nâu trắng giúp con cá nóc gai này dễ dàng ẩn nấp giữa rạn san hô ở eo biển Lembeh, Indonesia.
Châu chấu voi với hình dạng của một lá cây nhỏ. Ảnh chụp trong một khu rừng ở Singapore.
Một con cá bống (Pleurosicya mossambica) lấp ló trên rạn san hô ở Bali, Indonesia.
Nghệ thuật ẩn mình tài tình của một con cá nóc gai (họ Balistidae).
Con dế bụi rậm trong hình dạng của một chiếc lá khô, nép mình bên một thân cây nhỏ trong rừng ở Quito, Ecuador.
Cá hawkfish mũi dài (Oxycirrhites typus) "ngụy trang" dưới đại dương nhờ một loại san hô sừng ở Biển Đỏ, Ai Cập.
Một con cá ngựa lùn đang mang thai sống bên rạn san hô ở Indonesia.
Màu da tương đồng với môi trường xung quanh giúp cá Thysanophrys chiltonae ung dung di chuyển dưới đáy biển mà không sợ bị phát hiện.
Nhờ sự ưu ái của thiên nhiên, con rệp này có thể ẩn nấp một cách hoàn hảo.
Tiêu đề đã được khoahoc.tv đặt lại.