Chuột cung cấp nhiều đầu mối quan trọng cho chứng rối loạn ám ảnh bắt buộc

  •  
  • 330

Danh Phương

Những con chuột được sinh ra không có protein não chủ chốt giống như bị bắt buộc tự quào vào mặt chúng cho đến khi chảy máu và sợ không dám ra khỏi góc chuồng. Khi được cung cấp một liều protein thay thế vào khu riêng biệt của não, hoặc loại thuốc được sử dụng để điều trị cho những người đang phải mang trong mình chứng rối loạn ám ảnh bắt buộc (obsessive-compulsive disorder - viết tắt là OCD), thì nhiều con trong số những con chuột này trở nên tốt hơn.

Các điều tra viên thuộc Trung tâm Y khoa trường Đại học Duke, trong cuộc nghiên cứu cơ bản về việc kết hợp các tế bào não riêng lẻ với nhau như thế nào, đã may mắn khám phá ra được những con chuột mang đột biến gien ngăn cản tế bào não của chúng sản xuất ra một protein chủ chốt, đã biểu lộ cho thấy hành động giống như chứng OCD.

Khám phá dường như đã để hở những đầu mối quan trọng về một kỹ thuật có thể thực hiện được đối với chứng bệnh OCD, là một trạng thái bệnh suy nhược thần kinh ảnh hưởng đến trên 2% dân số thế giới.

Nhóm nghiên cứu gia quốc tế do nhà di truyền học phân tử Duke, tiến sĩ Guoping Feng hướng dẫn, đã báo cáo phát hiện này trong ấn bản hôm 23 tháng 8 của tờ Nature. Cuộc nghiên cứu được ủng hộ bởi Viện Y tế Quốc gia, Quỹ tài trợ Khoa học thần kinh McKnight, và Quỹ tài trợ Hartwell.

Con chuột bị gây mê mang protein SAPAP3 có mảng trầy xước da bị chảy máu do trên mặt do hành động tự quào vào mặt. (Ảnh: Tiến sĩ Guoping Feng, trường Đại học Duke )

Feng nói: “Những con chuột không thể sản xuất ra protein đã biểu lộ cho thấy hành động tương tự những hành động ở người mắc phải chứng bệnh OCD, một hành động bắt buộc được kết hợp với sự lo âu gia tăng. Hiển nhiên là chúng tôi không thể nào nói chuyện được với những con chuột để biết được chúng đang nghĩ gì, nhưng những con chuột đột biến này rõ ràng đã làm những điều trông giống như chứng bệnh ODC vậy.”

Chứng OCD là một trong những chứng rối loạn tâm thần phổ biến nhất trên thế giới. Nó được biểu lộ bởi những suy nghĩ xâm nhập liên tục (sự ám ảnh), những hành động lặp đi lặp lại (sự cưỡng bách) và lo âu. Chứng bệnh ngặt nghèo OCD thay đổi rất khác nhau ở mỗi người, và trong lúc chứng bệnh cơ bản về sinh vật học thần kinh chưa được biết đến, thì có một số dấu hiệu cho rằng di truyền học đóng 1 vai trò rất quan trọng.

Trong cuộc thí nghiệm của họ, nhóm nghiên cứu Duke đã tập trung nghiên cứu vào 1 phần của não được biết đến như là một thể vân, là một khu vực điều khiển hành động dự kiến và phá hoại, cũng như chức năng nhận thức khác. Nó là “kẻ quyết định” về nhiều mặt. Trong não bình thường, một protein được biết đến như là SAPAP3, rất cần thiết cho tín hiệu thần kinh truyền từ tế bào thần kinh này đến tế bào thần kinh khác, đi ngang qua khớp thần kinh, khoảng trống giữa các tế bào.

Feng giải thích: “Protein này rất quan trọng, giúp các thông điệp đi ngang qua khớp thần kinh, và nó được sản xuất ra ở những mức độ rất cao trong các tế bào hình thành thể vân. Khi chúng tôi quan sát cận ảnh tế bào não ở những con chuột đột biến này, chúng tôi đã phát hiện là ở các khớp thần kinh có những nhược điểm trong đó.”

“Khi chúng tôi quay trở lại quan sát protein bên trong thể vân của não ở những con chuột đột biến, thì nhược điểm trong khớp thần kinh đã được sửa chữa và các hành động giống như chứng OCD cũng được lắng đi”. Feng nói tiếp, “Đây là chứng cứ trực tiếp đầu tiên rằng nhược điểm của khớp thần kinh trong thể vân đã gây nên những hành động giống như chứng ODC này.”

Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện được một nhóm thuốc được biết đến như là chất ức chế serotonin reuptake chọn lọc (selective serotonin reuptake inhibitors, gọi tắt là SSRI) làm giảm đi mức lo âu và chặn được hành động tự quào quá mức ở các con chuột đột biến, điều này cho thấy thêm những điều họ đã quan sát được ở những con chuột cũng có thể tương tự đối với chứng OCD ở người. Chất Serotonin, giống SAPAP3, là một trong nhiều chất truyền tín hiệu thần kinh, là chất hoá học có liên quan trong sự truyền dẫn thông tin trong tế bào thần kinh.

Trong khi chất ức chế SSRI là loại thuốc phổ biến nhất được kê toa cho người mắc chứng bệnh OCD uống, nhưng chúng chỉ có hiệu quả đối với khoảng nửa số bệnh nhân, điều này cho Feng biết rằng có nhiều bó thần kinh kể cả các chất truyền dẫn tín hiệu thần kinh khác rất có khả năng có liên quan đến nhau.

Feng và đồng nghiệp tại Duke hiện đang cố tìm ra sự biến đổi thêm về gien, có thể tác động đến cách thức dây thần kinh truyền tín hiệu qua các khớp thần kinh, và họ cũng đang bắt đầu thực hiện các nghiên cứu để quyết định xem gien đột biến họ đã phát hiện được trong chuột có sắm vai nào trong những người mắc chứng bệnh OCD không.

Để thực hiện cuộc nghiên cứu này, Feng đã cộng tác với William Wetsel và Nicole Calakos đến từ trường Đại học Duke; Richard Weinberg đến từ trường Đại học Bắc Carolina tại Chapel Hill; Serena Dudek đến từ Viện khoa học Sức khoẻ Môi trường Quốc gia; cũng như các nghiên cứu gia đến từ trường Đại học tổng hợp Y, Trung Quốc; trường Đại học Coimbra, Bồ Đào Nha; và Viện khoa học Gulbenkian, Bồ Đào Nha.

Ghi chú: Bài báo cáo này được phỏng theo tờ tin tức phát hành do Trung tâm Y khoa trường Đại học Duke xuất bản.

Theo Sciencedaily, Sở KH & CN Đồng Nai
  • 330