Có gì bí ẩn trên bầu khí quyển sao Diêm Vương?

  •   3,68
  • 7.348

Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) vừa chính thức công bố những thông tin mới nhất về bầu khí quyển bao quanh sao Diêm Vương.

Tàu vũ trụ New Horizons của Trung tâm NASA đã ghé thăm sao Diêm Vương vào tháng 7/2015 nhưng mãi tới gần đây, họ mới chính thức công bố những thông tin mới nhất về bầu khí quyển bao quanh hành tinh này.

Khí Nitơ (N2) chiếm ưu thế hầu hết các loại khí trong bầu khí quyển của sao Diêm Vương.
Khí Nitơ (N2) chiếm ưu thế hầu hết các loại khí trong bầu khí quyển của sao Diêm Vương.

Theo đó, khí Nitơ (N2) chiếm ưu thế hầu hết các loại khí trong bầu khí quyển của sao Diêm Vương, ngoài ra còn có khí carbon monoxide, khí mêtan, lượng khí này tập trung chủ yếu nhiều nhất ở vùng mây xanh của hành tinh.

Ngoài ra, một số loại khí khác cũng như chất hữu cơ trong bầu khí quyển mang màu xanh sương mù mờ ảo, trong đó có một chất khí đặc thù có tên gọi là tholins, nó có màu hơi đỏ nhưng phân tán xanh theo bước sóng ánh sáng xanh mù.

Sao Diêm Vương quay quanh Mặt trời theo một quỹ đạo lệch.
Sao Diêm Vương quay quanh Mặt trời theo một quỹ đạo lệch.

Sao Diêm Vương quay quanh Mặt trời theo một quỹ đạo lệch, tạo ra những khoảng cách bất ổn định và chính khoảng cách này cũng ảnh hưởng không nhỏ tới lưu lượng, thành phần, hoạt động của bầu khí quyển trên sao Diêm Vương.

Khi ở gần Mặt trời nhất, các thành phần khí sẽ bị tan chảy, phân tán cực mạnh bởi tác động của nhiệt độ cao. Khi ở xa Mặt trời, các thành phần khí trong bầu khí quyển bị đóng băng bởi nhiệt độ cực lạnh.

Sao Diêm Vương, cũng được định danh hình thức là 134340 Pluto, là hành tinh lùn nặng thứ hai đã được biết trong Hệ Mặt Trời (sau Eris) và là vật thể nặng thứ mười trực tiếp quay quanh Mặt Trời.

Trước kia nó từng được xếp hạng là một hành tinh, Sao Diêm Vương hiện được coi là thành viên lớn nhất của một vùng riêng biệt được gọi là Vành đai Kuiper.

Sao Diêm Vương có cấu tạo chủ yếu gồm đá với băng, có kích thước khá nhỏ: xấp xỉ một phần năm khối lượng và một phần ba thể tích Mặt Trăng của Trái Đất.

Sao Diêm Vương có quỹ đạo với độ lệch tâm lớn và rất nghiêng. Độ lệch tâm khiến nó có thể có khoảng cách từ 30 tới 49 AU (4.4—7.4 tỷ km) từ Mặt Trời, nên thỉnh thoảng sao Diêm Vương ở gần Mặt Trời hơn sao Hải Vương.

Từ khi được phát hiện năm 1930 cho tới tận năm 2006, sao Diêm Vương vẫn được tính là hành tinh thứ chín của Hệ Mặt Trời. Tuy nhiên, cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21, nhiều vật thể tương tự sao Diêm Vương đã được phát hiện ở phía ngoài Hệ Mặt Trời, đáng chú ý nhất là vật thể đĩa phân tán Eris, có khối lượng lớn hơn sao Diêm Vương 27%.

Ngày 24 tháng 8 năm 2006 Liên đoàn Thiên văn Quốc tế đã lần đầu tiên định nghĩa "hành tinh". Định nghĩa này không bao gồm sao Diêm Vương, nó bị Liên đoàn Thiên văn Quốc tế xếp loại lại như một thành viên của loại mới là các hành tinh lùn cùng với Eris và Ceres.

Cập nhật: 04/03/2019 Theo kienthuc
  • 3,68
  • 7.348