Có nhiều hơn một kiểu tò mò, bạn thuộc kiểu nào?

  •  
  • 867

Nhiều người trong chúng ta thường hiểu tò mò là sự kích thích và hứng thú đến một vấn đề nào đó trong đời sống. Nhưng hóa ra, không phải kiểu tò mò nào cũng giống nhau.

Sự tò mò ảnh hưởng đến tất cả mọi thứ, từ các mối quan hệ đến học vấn của chúng ta, nhưng không dễ để xác định và đặt dưới kính hiển vi để nghiên cứu. Tuy nhiên, với sự trợ giúp của Wikipedia, các nhà nghiên cứu đã khám phá ra 2 kiểu "tò mò" chính.

Sự tò mò ảnh hưởng đến tất cả mọi thứ của chúng ta.
Sự tò mò ảnh hưởng đến tất cả mọi thứ của chúng ta.

Bằng cách sử dụng Wikipedia như một hoạt động để quan sát và một kỹ thuật toán học được gọi là "lý thuyết đồ thị" để lập biểu đồ và đo lường sự "tò mò", 149 người tham gia nghiên cứu sẽ duyệt Wikipedia 15 phút mỗi ngày trong suốt 21 ngày, bao gồm tổng cộng 18.654 trang.

Kết quả nghiên cứu có thể chia các cá nhân thành 2 loại đã được xác định trước đó dựa theo sự tò mò, cụ thể: Một "người bận rộn" khám phá nhiều thông tin đa dạng và "thợ săn" thông tin, luôn tập trung cao độ khi khám phá và thu thập kiến thức.

Sự khác biệt giữa người tò mò theo kiểu "bận rộn" và người tò mò theo kiểu "thợ săn".
Sự khác biệt giữa người tò mò theo kiểu "bận rộn" và người tò mò theo kiểu "thợ săn".

Nhà vật lý sinh học Danielle Bassett đến từ Đại học Pennsylvania cho biết: "Wikipedia cho phép cả người hướng nội và người hướng ngoại có cơ hội bình đẳng trong thực hành tò mò. Đây là hạn chế thường thấy trong các nghiên cứu khác về sự tò mò. Đặc biệt công cụ tìm kiếm không có quảng cáo cho phép các cá nhân thực sự trở thành thuyền trưởng con tàu tò mò của riêng họ".

Bằng cách ghi lại các trang dưới dạng các điểm giao và phân tích mức độ liên quan chặt chẽ giữa chúng, Bassett và các đồng nghiệp đã phân chia được những người bận rộn và thợ săn trong nhóm tình nguyện viên. Tất cả họ đều là những người có xu hướng truy cập khắp Wikipedia và là những người truy cập trang nhiều nhất.

Tuy nhiên, những người tham gia không phải lúc nào cũng biểu hiện kiểu hành vi này hay kiểu khác. Đó là lý do các nhà nghiên cứu muốn tìm hiểu nguyên nhân đằng sau điều đó.

Để tìm hiểu vấn đề, họ đã sử dụng một bảng câu hỏi về tình trạng sức khỏe và đưa cho những người tham gia trước khi nghiên cứu bắt đầu. Bảng câu hỏi này bao gồm các chủ đề như tìm kiếm, giao tiếp xã hội và khả năng chịu đựng căng thẳng.

Dựa trên các cuộc khảo sát, nhu cầu lấp đầy khoảng trống kiến ​​thức cụ thể dường như thúc đẩy hành vi theo kiểu thợ săn. Trong khi những người mong muốn tìm kiếm thông tin hoàn toàn mới là dấu hiệu cho thấy, họ là kiểu người bận rộn. Những người này tạo ra những bước nhảy vọt lớn hơn giữa các giao điểm.

Những người tò mò có xu hướng hài lòng hơn với cuộc sống và ít lo lắng hơn.
Những người tò mò có xu hướng hài lòng hơn với cuộc sống và ít lo lắng hơn.

Bassett cho biết: "Chúng tôi đưa ra giả thuyết rằng sự chuyển đổi từ kiểu tò mò ‘thợ săn' sang bận rộn có thể nảy sinh do sự tìm kiếm cảm giác hoặc thèm muốn sự mới lạ và thông tin mới mỗi ngày".

Sự khác biệt ở nghiên cứu này là nó xem xét sự tò mò được thể hiện ra sao thay vì cố gắng định lượng bằng việc tham gia vào các hoạt động như đặt câu hỏi, chơi trò chơi đố vui và nói chuyện phiếm như các nghiên cứu trước đây đã thực hiện.

Những phát hiện này sẽ rất hữu ích vì nó cung cấp thông tin về cách tiếp cận giảng dạy, đặc biệt là trong cách trình bày kiến ​​thức và nguồn tư liệu một cách hiệu quả nhất, đồng thời giúp bạn đưa ra các cách giải quyết vấn đề khác nhau.

Sự tò mò cũng liên quan đến sự hài lòng trong cảm xúc. Những người tò mò có xu hướng hài lòng hơn với cuộc sống và ít lo lắng hơn. Bằng cách đảm bảo họ có thể dễ dàng tiếp cận thông tin mỗi ngày, chúng có thể thúc đẩy sự tò mò và đồng thời thúc đẩy sự hài lòng của bạn.

Nhà tâm lý học David Lydon-Staley đến từ Đại học Pennsylvania cho biết: "Chúng ta cần thêm dữ liệu để biết cách sử dụng thông tin này trong lớp học nhưng tôi hy vọng nó không khuyến khích những người tò mò và quá kích động".

Nghiên cứu đã được công bố trên Nature Human Behavior.

Cập nhật: 18/01/2021 Theo vnreview
  • 867