Đã có những lúc Senni ngủ một giấc kéo dài 30 tiếng đồng hồ mà khi tỉnh dậy anh ngỡ đó chỉ là một giấc ngủ ngắn.
Bất cứ khi nào các nhà khoa học nghiên cứu sự sống của con người trong điều kiện cô lập, một kết quả phổ biến xuất hiện: chu kỳ của giấc ngủ dài ra.
Trong những năm 1960, một thí nghiệm kinh điển đã được thực hiện với hai người tình nguyện viên Josie Laures và Antoine Senni. Họ đã sống dưới lòng đất trong dãy Alps trong điều kiện cô lập để các nhà khoa học thực hiện những nghiên cứu đầu tiên tìm hiểu tác động của điều kiện này lên cơ thể và tâm trí con người.
Laures đã thiết lập kỉ lục cho một phụ nữ sống dưới hang động cô lập trong 88 ngày. Trong khi đó, kỷ lục của nam giới thuộc về Senni với 126 ngày. Hai hang động của Laurens và Senni tách riêng biệt nhau và họ chỉ giữ liên lạc với các nhà nghiên cứu thông qua một điểm kiểm soát, những người trực tiếp theo dõi giấc ngủ, chế độ ăn, trí nhớ và thói quen hàng ngày của họ.
Khoảnh khắc được đưa lên mặt đất, Laurens phải đeo kính râm để thích nghi với ánh sáng mặt trời.
Các nhà nghiên cứu không hề cho Laurens và Senni bất kì một manh mối nào về thời gian đã qua trên mặt đất. Kết quả là họ đã ước lượng sai thời gian đã qua trong một chênh lệch từ 2 tuần đến 1 tháng sớm hơn thời gian thực.
Đó có thể là hiệu ứng của quá trình thay đổi chu kỳ giấc ngủ. Đã có những lúc Senni ngủ một giấc kéo dài 30 tiếng đồng hồ mà khi tỉnh dậy anh ngỡ đó chỉ là một giấc ngủ ngắn. Khi không có mặt trời để định hướng giấc ngủ, cơ thể chúng ta khó giữ được một nhịp sinh học như thông thường.
"Tôi rất vui vì đã có thể ngủ nhiều hơn, nó khiến tôi quên hết mọi thứ", Josie Laures nói với Associated Press tại thời điểm đó.
"Tôi chỉ có thể nói rằng giai đoạn cuối của cuộc thí nghiệm đã thực sự trở nên khó khăn và tôi cảm thấy vô cùng mệt mỏi. Khi bắt đầu cuộc thí nghiệm, tôi chọn đọc sách để giết thời gian. Nhưng không lâu sau tôi mất hết cảm hứng đọc. Tôi không bị cảm lạnh và có một cái lều nhỏ để sưởi ấm. Băng khi âm trục trặc trong một vài ngày đầu và tôi đã cố sửa nó. Những ngày sau đó tôi nghe nhạc. Ngoài những việc đó tôi chỉ biết đan len và chờ đợi thời gian trôi đi để nhìn lại ánh sáng mặt trời".
Không phải là một thí nghiệm vô nghĩa, kết quả cuộc nghiên cứu thời gian đó đã được rất nhiều nhà khoa học quan tâm. Nhất là NASA, thời điểm đó họ đang thực hiện nhiệm vụ đưa con người lên mặt trăng mà Tổng thống Kennedy đã ấn định trong đầu thập kỷ. Kết quả của thí nghiệm có thể cho NASA một hình dung vào cách mà các phi hàng gia sẽ phản ứng trong một sứ mệnh không gian dài.
Và tại thời điểm hiện tại, khi mà NASA lại một lần nữa chuẩn bị cho sứ mệnh sao Hỏa lịch sử, câu chuyện lại được chúng ta nhắc lại. Mặc dù việc ngồi trong một con tàu vũ trụ khác cách ngồi dưới một hang động, chúng cũng có những nét tương đồng.
Khi không có gì để làm, con người đơn giản là sẽ ngủ vào bất kể một thời điểm nào trong ngày. Nhiều nghiên cứu đã được phát triển sau này cho thấy rằng thậm chí chu kỳ giấc ngủ có thể kéo dài lên tới 48 tiếng đồng hồ. Đây có thể là điểm khởi đầu để phát triển những giấc ngủ sâu nếu chúng ta có ý định gửi những phi hành đoàn đến những điểm xa xôi hơn nữa trong vũ trụ.
Mặc dù việc ngồi trong một con tàu vũ trụ khác cách ngồi dưới một hang động, chúng cũng có nét tương đồng.
Có thể thấy rằng, khi đối mặt với cô đơn và bóng tối, sự mệt mỏi về tinh thần dường như là vấn đề lớn nhất mà con người gặp phải. Nhiều nghiên cứu tương tự như cuộc thử nghiệm với Laurens và Senni năm 1965 đã được tiến hành sau này để hiểu rõ hơn về trạng thái của con người trong những điều kiện cô lập.
Những tác động tiêu cực này không khó để hình dung nhưng trong tương lai các nhà khoa học vẫn cần một kết luận đầy đủ và chính xác. Năm 1965, Antoine Senni đã ở dưới lòng đất 126 ngày, trong những năm 2030 một chuyến bay sao Hỏa có thể kéo dài 300 ngày và nếu chúng ta còn có ý định đi xa hơn nữa, các thí nghiệm tương tự sẽ vẫn phải được tiến hành.