Con vật nặng chưa tới 1 gram có thể bay liên tục 6400km, băng qua cả Ấn Độ Dương

  •   4,73
  • 3.353

Khát vọng được bay, ước mơ chinh phục bầu trời từ lâu đã ám ảnh con người. Cho dù hiện tại, con người có thể làm chủ bầu trời bằng những công nghệ hiện đại như máy bay, tàu vũ trụ thì ước muốn được tự do sải cánh bay lượn vẫn chưa bao giờ nguôi ngoai.

Nếu bạn nghĩ rằng một chiếc máy bay hiện đại đã có thể giúp con người đánh bại mọi sinh vật có cánh trên bầu trời thì nghiên cứu được các nhà khoa học phát hiện ra mới đây sẽ khiến bạn phải ngả mũ thán phục trước sự kỳ diệu của thiên nhiên.

Chim choắt mỏ thẳng đuôi vằn có thể bay 12.200km không ngừng nghỉ
Chim choắt mỏ thẳng đuôi vằn có thể bay 12.200km không ngừng nghỉ

Năm 2020, nhờ có công nghệ định vị tinh vi, hành trình "điên cuồng" của một con chim choắt mỏ thẳng đuôi vằn đã được ghi lại. Chú chim choắt nặng vẻn vẹn 360g này đã bay liên tục không ngừng nghỉ 12.200km từ phía đông của Nga, qua Thái Bình Dương mênh mông để đến Australia. Hành trình này đã làm toàn bộ giới khoa học phải chấn động!

Vậy nhưng để nói đến kỹ năng bay thì chuồn chuồn, loài vật quen thuộc gắn với tuổi thơ biết bao người, mới xứng đáng với vị trí số 1 trên thế giới.

Nặng chưa đến 1 gram nhưng lại phá vỡ giới hạn của sự sống

Có lẽ nhiều người không thể tin được rằng, chuồn chuồn là bá chủ trong thế giới các loài có cánh về tốc độ bay. Bạn đừng để cơ thể nhỏ bé của chúng đánh lừa.

Một chiếc máy bay chở khách có thể bay với tốc độ lớn nhất là 1120km/h. Một con chim yến đuôi nhọn nặng khoảng 50g có tốc độ lên đến 350km/h. Tuy nhiên, một con chuồn chuồn nặng dưới 1g lại có thể bay với tốc độ 50km/h. Nếu phóng to khối lượng của chuồn chuồn lên 50 lần thì tốc độ bay của nó sẽ đạt 2500km/h, tốc độ của một viên đạn vừa ra khỏi nòng.

Chuồn chuồn có thể bay với tốc độ 50km/h.
Chuồn chuồn có thể bay với tốc độ 50km/h.

Tuy nhiên, dù sao thì đây cũng chỉ là một giả định. Chuồn chuồn không thể tăng cân và tất nhiên cũng không thể bay như một viên đạn. Vậy thì chúng ta hãy xét một ví dụ thực tế hơn: Một con chuồn chuồn cánh mỏng có thể bay 6.400 km xuyên qua Ấn Độ Dương.

Vào năm 2016, các nhà sinh vật học tại Đại học Rutgers, Hoa Kỳ đã phát hiện ra rằng một loài chuồn chuồn với đôi cánh mỏng đã xuất phát từ các nước Tây Á để bay đến châu Phi.

Nó đã vượt qua Ấn Độ Dương với đường bay dài hơn 6.400km, gần tương đương với Thái Bình Dương. Tưởng tượng một chú chuồn chuồn bay dọc đất nước từ Bắc vào Nam đã khó, tin rằng một chú chuồn chuồn nặng chưa tới 1g có thể bay qua Ấn Độ Dương sang Châu Phi "du lịch" lại càng khó hơn. Thể nhưng đây lại là sự thực!

Điệu nghệ trên bầu trời

Trên đây chỉ là minh họa về tốc độ bay và khoảng cách bay của chuồn chuồn, sinh vật nhỏ hơn ngón tay này còn có nhiều kỹ năng độc đáo. Chuồn chuồn có thể bay theo bất kỳ hướng nào, kể cả ngang và lùi.

Chuồn chuồn có thể đứng yên ở một vị trí duy nhất trên không trung trong 1 phút hoặc hơn.
Chuồn chuồn có thể đứng yên ở một vị trí duy nhất trên không trung trong 1 phút hoặc hơn.

Hơn thế nữa nó còn có thể thay đổi từ trạng thái chuyển động tốc độ cao sang trạng thái lơ lửng chỉ trong 1 giây hay thực hiện cú "ngoặt" mà không cần giảm tốc độ. Khả năng đáng kinh ngạc này là một yếu tố quan trọng khi chuồn chuồn săn mồi - đơn giản là chúng có khả năng bất ngờ tấn công từ bất kỳ hướng nào.

Bí ẩn nằm trong đôi cánh

Bạn có tò mò đôi cánh của một con "quái thú" trên không như vậy phải mạnh mẽ đến nhường nào. Cánh chuồn chuồn có cấu tạo vô cùng phức tạp với hệ gân cánh rất dày, nhiều gân gạch ngang chằng chịt, phức tạp. Hai đôi cánh rất mỏng với độ dày chỉ 1 micromet, mỏng như cánh ve sầu.

Khi được soi kính hiển vi, các nhà khoa học phát hiện cánh chuồn chuồn được tạo nên bởi một cấu trúc lưới độc đáo và chặt chẽ, gân cánh chính là lưới tứ giác, gân cánh phụ là lưới ngũ giác và lục giác, trông khá giống với tổ ong.

Hệ thống gân cánh chằng chịt cùng mắt cánh.
Hệ thống gân cánh chằng chịt cùng mắt cánh. (Nguồn: Sohu).

Chính vì cấu trúc này mà cánh chuồn chuồn có độ dẻo dai chắc chắn thần kỳ, giúp chúng không bị phá vỡ bởi các luồng không khí ngoại cảnh.

Ngoài ra, cấu trúc này còn có khả năng chống thấm nước và chống bụi vô cùng hiệu quả. Bờ cuối của đuôi cánh còn có một "mắt cánh" giúp chuồn chuồn giữ được sự thăng bằng và ổn định khi bay.

Việc nghiên cứu và giải mã khả năng bay của chuồn chuồn đã có công lớn trong việc giúp các nhà khoa học áp dụng vào các thiết bị bay thực tế. Liệu trong tương lai chúng ta có thể sở hữu một đôi cánh nhân tạo hoàn hảo như chuồn chuồn chuồn không?

Cập nhật: 09/05/2021 Theo Trí Thức Trẻ
  • 4,73
  • 3.353