Củ cải còn gọi là la bốc, thái bao, tử tùng, củ cải trắng, mộng bạch. Là rễ của cây củ cải, thực vật họ cải. Tính mát, vị đắng, hơi ngọt. Củ cải có tác dụng giải trừ độc tố gây ung thư trong thức ăn.
Loại củ này dùng khi đầy bụng, ho đờm mất tiếng, thổ huyết, chảy máu mũi, kiết lị, đau đầu, bị thương rộp miệng, chân run có tác dụng tốt. Ăn sống có thể đề phòng sỏi túi mật.
Thành phần chính có vitamin C, acid nicotic, calci, đường. Ăn sống có thể giúp tiêu hóa, giải khát, thuận khí.
Gần đây, nhiều công trình nghiên cứu chứng minh rằng: Trong củ cải có chất lignin, vật chất tổng hợp có thể nâng cao sức hoạt động của tế bào cơ thể, tăng cường chống khuẩn, chống ung thư. Củ cải lại có thể giải trừ độc tố có thể gây ung thư trong thức ăn. Do đó gọi là thức ăn phòng ung thư. Thường ăn, có lợi cho sức khỏe. Có thể xắt lát, phơi khô dùng dần.
Cách dùng: Ăn sống, nấu, xào, nướng. Dùng làm thuốc, nấu canh, ép nước uống, hoặc đắp ngoài, nhỏ mũi...
Kiêng kỵ: Người tì vị yếu, khó tiêu thì không ăn, không dùng với địa hoàng, hà thủ ô, nhân sâm, người khí hư thì không dùng đơn độc, có thể ăn cùng với gừng.
Chữa trị:
1- Ăn uống quá mức, dạ dày quá chua, nôn ra nước chua, tiêu hóa không tốt: ăn sống củ cải hoặc ăn sợi củ cải tươi ướp lạnh. Mỗi lần một lượng vừa đủ.
2- Nôn mửa:
3- Ðau dạ dày: Củ cải trắng giã nát lấy nước. Cho thêm nước gừng. Sau mỗi bữa cơm uống nửa chén nước.
4- Viêm ruột, ỉa chảy: 50 g củ cải khô, sắc uống. Ngày hai, ba lần.
5- Kiết lỵ: a- 250 g củ cải, 30 g đường trắng. Củ cải giã nát lấy nước, cho thêm đường trắng. Uống với nước đun sôi. Ngày hai lần; b- Nước củ cải: 60 ml, mật ong: 30 ml, nước gừng: 15 g, nước trà đặc: một chén. Hòa đều, đun nóng lên mà uống. Ngày hai, ba lần.