Củ kiệu là một món ăn quen thuộc trong mỗi gia đình, đặc biệt vào dịp lễ Tết. Thế nhưng nhiều người ít biết đến những tác dụng mà củ kiệu có thể mang lại cho sức khỏe nếu sử dụng đúng cách.
Củ kiệu tùy có nhiều tên gọi khác nhau như giới kiệu, cò kiệu,... Trong Đông y thường được gọi là giới bạch, thuộc họ nhà hành, có tên khoa học là Allium Chinense G.Don. Củ kiệu chính là phần đầu của cây kiệu, có màu trắng và phình to giống củ hành nhưng mà nhỏ hơn.
Làm thế nào để phân biệt được hành củ với củ kiệu vì chúng khá giống nhau vì đều thuộc họ hành? Chủ yếu chúng ta sẽ phân biệt chúng qua kích thước và hình dáng của củ.
Cả 2 đều có vị cay và hăng như nhau, bạn có thể nhận biết thông qua hình ảnh sau đây:
Hình ảnh của cây củ kiệu.
Hành củ tươi.
Về giá trị dinh dưỡng của củ kiệu, loại củ này chứa nhiều dưỡng chất, cụ thể:
Ngoài ra, củ kiệu còn có chứa các hợp chất oregano-lưu huỳnh (sulfua, disulfua, trisulfua và tetrasulfua với các nhóm etyl, butyl và pentyl). Các chất này mang lại hương vị độc đáo của củ kiệu.
Các thành phần khác bao gồm saponin (saponin steroid, saponin furostanol như chinenosides II và III, steroid spirostanol), thành phần chứa nitơ, axit amin, polysacarit, lưu huỳnh, axit hữu cơ, nitơ và hợp chất flavonoid. Flavonol bao gồm quercetin và quercetin glycoside.
Theo Đông y, củ kiệu có vị cay, tính ấm; vào 3 kinh phế, vị và đại tràng, có tác dụng bổ khí, ôn ấm tỳ vị, thông dương tán kết chủ trị đau ngực, bứt rứt khó chịu, ho suyễn nhiều đờm, nôn khan, viêm phế quản mạn tính, viêm dạ dày mạn tính, kiết lỵ mót rặn, mụt nhọt sưng đau. Ăn kiệu chống rét, tốt cho đường tiêu hóa kiện vị, tiêu thực.
Trong y học cổ truyền Trung Quốc, củ kiệu được cho là có tác dụng chữa căng thẳng tinh thần, các vấn đề về tim và khối u, đặc biệt được kết hợp trong một số chế phẩm thuốc.
Theo y học hiện đại, củ kiệu được cho là có những công dụng tiềm năng như:
Những cây thuộc họ nhà hành đều có tác dụng chống oxy hóa rất tốt cho cơ thể, củ kiệu cũng vậy. Chất Quercetin dồi dào trong củ kiệu sẽ giúp làm chậm sự phát triển của các tế bào gây hại, ngăn ngừa ung thư xảy ra, tiêu diệt các gốc tự do có hại. Ngoài ra các flavonoid ở củ kiệu còn thúc đẩy cơ thể sản sinh glutathione, đây là chất chống oxy hóa rất mạnh và cực kỳ có lợi cho sức khỏe.
Một nghiên cứu khoa học đã cho thấy, những người thường xuyên ăn nhiều những cây họ nhà hành trong đó có củ kiệu sẽ giảm tới hơn 60% nguy cơ mắc bệnh về tim mạch. Đó là bởi các hợp chất chống oxy hóa trong củ kiệu như Quercetin sẽ giúp ngăn chặn các mảng bám tích tụ trong thành mạch máu. Từ đó sẽ ngăn nguy cơ đột quỵ có thể xảy ra, bảo vệ hệ tim mạch tốt hơn.
Hoạt chất laxogenin có trong củ kiệu có khả năng chống lại các tế bào ung thư vô cùng hiệu quả. Bên cạnh đó các chất chống oxy hóa mạnh trong củ kiệu cũng sẽ tiêu diệt các gốc tự do gây hại, ngăn chặn nguy cơ ung thư phát triển. Củ kiệu có thể được sử dụng để phòng ngừa ung thư phổi, ung thư dạ dày vô cùng công hiệu.
Củ kiệu khi chúng ta muối chua thì sẽ có tác dụng trong điều trị bệnh tiêu chảy và kiết lỵ, đầy bụng khó tiêu thường gặp. Bởi khi được lên men, củ kiệu sẽ có thêm nhiều lợi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa của con người. Kết hợp với các hoạt chất kháng viêm, kháng khuẩn với các lợi khuẩn này sẽ giúp cơ thể ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh về tiêu hóa.
Củ kiệu khi muối chua chứa nhiều acid lactic, chất này có tác dụng giảm đi cholesterol trong máu. Từ đó sẽ giúp giảm đi các mảng bám trong thành mạch máu, tăng cường lưu thông máu tốt hơn. Các bệnh liên quan tới tim mạch, đột quỵ sẽ được giảm đi đáng kể. Đây là tác dụng của củ kiệu được nhiều người tin tưởng nhất.
Trong củ kiệu có chứa rất nhiều loại vitamin có lợi cho cơ thể như vitamin A, D, E và vitamin K. Ngoài ra còn có các khoáng chất như canxi, sắt, magie,... giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Các acid trong củ kiệu khi được muối chua sẽ giúp việc hấp thụ các khoáng chất trở nên dễ dàng hơn.
Củ kiệu nói riêng hay họ nhà hành nói chung đều có khả năng giải cảm rất tốt. Đó là bởi củ kiệu có vị cay, nóng, tính ấm, kèm theo các hợp chất và vitamin có tác dụng trong việc chữa cảm cúm vô cùng công hiệu. Ngoài ra, sử dụng củ kiệu thường xuyên có thể tăng sức đề kháng của cơ thể do nó có chứa nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng với sức khỏe.
Sử dụng củ kiệu để chữa bệnh sẽ rất hiệu quả.
Tác dụng không ngờ từ hành, tỏi
Tại sao lên Mặt trăng ngày nay "khó" hơn 50 năm trước?
Giải mã bí ẩn 50.000 chiến binh Ba Tư biến mất trong chớp mắt hơn 2.500 năm trước