Cười vỡ ruột trước thói quen đi vệ sinh "khó đỡ" của các loài động vật

  •  
  • 2.798

Mày mò, tìm hiểu về loài sinh vật biển luôn khiến giới khoa học thích thú, bị "cuốn" không dứt.

Các nhà động vật học đã say mê tìm hiểu xem các loài thú sống thế nào, kiếm ăn ra sao, sinh sản đặc biệt không... và đôi khi cả chuyện "đi vệ sinh" của chúng nữa.

Và rồi giới nghiên cứu cực bất ngờ khi phát hiện ra, đằng sau những hình ảnh đáng yêu, dễ thương kia của chú chim cánh cụt, loài hải sâm... là thói quen cực "í ẹ" mà bạn sẽ không thể ngờ. Cùng check ngay nào!

1. Chim cánh cụt - đi vệ sinh cách 40cm

Với dáng vẻ thấp lùn, bé tẹo, đáng yêu - chim cánh cụt được cho là 1 trong những loài sinh vật đáng yêu bậc nhất Nam bán cầu.

Cách đi vệ sinh của chim cánh cụt.
Cách đi vệ sinh của chim cánh cụt.

Bộ áo khoác dày và không thấm nước của chim cánh cụt đã giúp chúng tung tăng bơi lội mà không quá lo lắng. Vì bộ cánh đặc biệt này mà loài chim cánh cụt luôn cố gắng để bảo vệ bộ áo xinh đẹp này, đặc biệt là với thói đi vệ sinh kì quặc.

Áp lực trực tràng đã đẩy phân ra ngoài với khoảng cách xa tới 40cm.
Áp lực trực tràng đã đẩy phân ra ngoài với khoảng cách xa tới 40cm.

Các nhà khoa học B. Meyer-Rochow và Jozsef Gal đã theo dõi và tính toán được, với chiều cao trung bình khoảng 60cm, để không làm vấy bẩn "bộ áo cánh" của mình, áp lực trực tràng đã đẩy phân ra ngoài với khoảng cách xa tới 40cm.

2. Hà mã - quẫy đuôi để đẩy phân ra ngoài

Với thân hình lớn khủng, hà mã không chỉ khiến nhiều loài sinh vật khiếp sợ, mà còn làm bất cứ loài nào phải chịu trận nếu như "le ve" đứng sau lưng chúng.

Vì sao ư? Bởi mỗi khi đi vệ sinh, hà mã sẽ dùng phân như 1 tín hiệu đánh dấu lãnh thổ. Cụ thể, mỗi lần đi nặng - hà mã sẽ dùng chiếc đuôi của mình phẩy qua phẩy lại để hất phân văng khắp mọi nơi - nhằm thông báo cho hà mã khác "đây là địa phận của nó".

Tuy nhiên, các chuyên gia động vật cũng phát hiện ra, với hà mã cái, việc làm tưởng "bẩn kinh dị" kia lại là 1 cách quyến rũ chàng hà mã trong mùa giao phối. Chúng coi đó là 1 hành động lãng mạn - quả thật là không tin nổi.

3. Hải sâm - chất thải tế nhị dài gần bằng thân

Dưa chuột biển (hải sâm) là 1 loài vật thân mềm. Thức ăn của chúng là sinh vật độc hại như san hô, cỏ chân ngỗng.

Nhờ vậy mà chúng có khả năng chuyển hóa chất độc này thành vũ khí độc cho mình để chống lại kẻ thù.

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu phát hiện ra, việc mở, đóng phần hậu môn của hải sâm cũng vô cùng đặc biệt. Một cơn co thắt khi tới cơn sẽ được tạo ra, từ đó các chất thải sẽ theo lỗ hậu môn tuôn ra ngoài vô cùng dứt khoát, mạnh mẽ, như khi chúng bắn chất độc vào kẻ thù vậy.

Phần chất thải này tùy vào lượng tiêu thụ thực phẩm trước đó, nhưng độ dài của phân cũng thuộc dạng khủng, đôi khi dài gần bằng thân (20 - 30cm).

4. Chuột lợn - ăn vào, bài tiết rồi lại... ăn

Chuột lợn
Loại chuột này có thói quen kỳ quặc đó là ăn luôn phân của mình.

Nói đến chuột lợn (Capybaras), nhiều người sẽ nghĩ tới hình ảnh chú chuột lang dễ thương ở Nam Mỹ. Thức ăn chủ yếu của loài sinh vật này là cỏ, trái cây, hay loài thủy sinh ở sông hồ.

Tuy nhiên, sau khi đi vệ sinh xong, chúng lại có thói quen kỳ quặc - đó là ăn luôn phân của mình. Có 2 loại phân mà chuột lợn "xả" ra, đó là phân cứng và phân mềm.

Phân mềm thường chứa 1 số chất dinh dưỡng và loài sinh vật này cho rằng chúng rất đáng để ăn. Dẫu có "bổ" đến mấy thì việc bài tiết ra xong lại ăn thì quả không hay ho chút nào, phải không?

Cập nhật: 01/09/2018 Theo helino
  • 2.798