Cuốn sách cổ thời nhà Đường: Biết về người ngoài hành tinh và bí mật của Mặt trăng trước Galileo 800 năm

  •  
  • 2.119

Cuốn sách này ghi lại nhiều câu chuyện khó tin, và một trong những câu chuyện trong đó tiết lộ bí mật bí ẩn về người ngoài hành tinh và Mặt trăng.

Vào thời nhà Đường, có một cuốn sách rất nổi tiếng mang tên "Dậu Dương Tạp Trở" (Miscellaneous Morsels from Youyang), nội dung của nó dường như rất gần với những cuốn tiểu thuyết khoa học viễn tưởng hiện đại.

Trên thực tế, đây là một cuốn tiểu thuyết chí quái (những ghi chép về dị thường) được viết bởi Đoạn Thành Thức vào thời kỳ trị vì của Đường Thái Tông Lý Thế Dân, vị vua thế hệ thứ hai của nhà Đường. Những câu chuyện trong sách này được miêu tả rất chi tiết và sống động đến kinh ngạc, có thể nói là rất tiên tiến đối với con người, đặc biệt vào thời nhà Đường.

Dậu Dương Tạp Trở được viết bởi viết bởi Đoạn Thành Thức
Dậu Dương Tạp Trở được viết bởi viết bởi Đoạn Thành Thức vào thời kỳ trị vì của Đường Thái Tông Lý Thế Dân. (Ảnh minh họa).

Cha của Đoạn Thành Thức là Đoạn Văn Xương, một tể tướng rất được kính trọng dưới triều đại của Hoàng đế Đường Mục Tông của nhà Đường. Mặc dù gia đình có nền tảng chính trị phong phú nhưng Đoạn Thành Thức lại không coi trọng điều đó. Ông ấp ủ một giấc mơ của riêng mình, đó là giống như Tư Mã Thiên, ông thích đích thân đi khắp thế gian và viết nên một tác phẩm vĩ đại có thể so sánh với "Sử ký" và để lại tên tuổi của mình cho hậu thế.

Vì vậy, Đoạn Văn Xương đã đồng ý yêu cầu của ông và cung cấp một số tiền lớn để ông đi khắp Trung Nguyên và thậm chí cả các vùng biên giới xa hơn. Chính trong cuộc hành trình dài này, Đoạn Thành Thức đã hoàn thành việc tạo ra "Dậu Dương Tạp Trở". Những câu chuyện được ghi trong cuốn sách này đều là truyện dân gian mà chính ông đã được nghe nên có độ tin cậy ở một mức độ nhất định.

"Dậu Dương" trong "Dậu Dương Tạp Trở" ám chỉ nơi Đoạn Thành Thức đang viết, nơi ông đã sưu tầm và biên soạn những câu chuyện này. Từ "Tạp Trở" có nghĩa là ghi chép lại những câu chuyện trong dân gian. Nói cách khác, "Dậu Dương Tạp Trở" có thể được hiểu là cuốn sách ghi lại nhiều câu chuyện khác nhau.

Dậu Dương Tạp Trở là một cuốn tiểu thuyết chí quái.
Dậu Dương Tạp Trở là một cuốn tiểu thuyết chí quái. (Ảnh minh họa).

Trên thực tế, cuốn sách này không chỉ ghi lại nhiều câu chuyện lịch sử dân gian có thật mà còn lồng ghép một số truyền thuyết thần kỳ và kỳ quái đến mức khó tin. Những câu chuyện giả tưởng này bị một số người coi là không chính thống và lệch lạc. Tuy nhiên, chính vì sự tồn tại của những câu chuyện này đã khiến "Dậu Dương Tạp Trở" mới trở nên hấp dẫn.

Câu chuyện kỳ lạ về "người ngoài hành tinh" và Mặt trăng

Một lần nọ, Trịnh Nhân Bản và Lý Tú Tài cùng nhau dạo chơi lên núi Tung Sơn và bị lạc đường khi màn đêm buông xuống. Trong lúc đang tìm đường một cách tuyệt vọng giữa bóng tối thì trước mặt bọn họ bỗng xuất hiện một ngôi đình, theo sau là một tiếng ngáy nhẹ.

Theo đó, Trịnh Nhân Bản đã tiến lại gần và rất ngạc nhiên khi thấy một người đàn ông đang nằm yên lặng ở đó. Trang phục của người đàn ông này đặc biệt lạ thường. Ông ta mặc một chiếc áo choàng dày màu trắng như tuyết, hoàn toàn không giống với những người sinh sống ở vùng núi Tung Sơn. Tuy nhiên, để tìm được đường xuống núi, Trịnh Nhân Bản đã dũng cảm đến hỏi chuyện và nhờ ông ta giúp đỡ.

Lúc này, người đàn ông mặc đồ trắng tỉnh dậy và tỏ ra có chút không vui nhưng vẫn chỉ phương hướng cho Trịnh Nhân Bản xuống núi. Tuy nhiên, sự tò mò của Lý Tú Tài lại thôi thúc anh ta hỏi về nguồn gốc và cách ăn mặc kỳ lạ của người đàn ông mặc đồ trắng. Người đàn ông mặc áo trắng nghe vậy, trên mặt hiện lên một nụ cười vui tươi và bắt đầu mô tả thân phận của mình.

Cuốn sách này ghi lại nhiều câu chuyện lịch sử dân gian có thật
Cuốn sách này ghi lại nhiều câu chuyện lịch sử dân gian có thật, lồng ghép một số truyền thuyết thần kỳ và kỳ quái. (Ảnh minh họa).

Ông giơ ngón tay lên, chỉ vào vầng trăng sáng trên bầu trời đêm và chậm rãi nói: "Các người có biết Mặt trăng thực sự được làm từ bảy loại vật liệu không? Bề mặt của nó không mịn như gương mà có bề mặt không bằng phẳng. Bản thân Mặt trăng không phát ra ánh sáng, nó chỉ tỏa sáng rực rỡ khi màn đêm buông xuống và được chiếu sáng bởi ánh thái dương".

Những lời này khiến Trịnh Nhân Bản và Lý Tú Tài bối rối, sự tò mò của họ tự nhiên nảy sinh và tất cả đều hỏi ông ta làm sao biết được điều này. Người đàn ông mặc đồ trắng vui vẻ trả lời vì ông ta là một trong những người đang trông nom Mặt trăng. Ông và 82.000 người khác đang làm việc chăm chỉ để sửa chữa bề mặt Mặt trăng, và giờ ông ta chỉ đang nghỉ ngơi.

Những lời này khiến Trịnh Nhân Bản và Lý Tú Tài sửng sốt, không thể tin được. Người đàn ông mặc đồ trắng tiếp tục kể về những bí ẩn đằng sau Mặt trăng. Ông cho họ thấy vẻ đẹp hùng vĩ của Mặt trăng, mô tả những ngọn núi và dòng sông trên đó cũng như cách chúng ảnh hưởng đến thủy triều trên Trái đất.

Người đàn ông mặc áo trắng còn nói với họ rằng "ngọc tiết phạn - gạo ngọc" là thức ăn phổ biến của họ, và nó được cho là có thể khiến họ không mắc bệnh trong suốt cuộc đời. Đồng thời ông ta cũng mời Trịnh Nhân Bản và Lý Tú Tài loại thức ăn này.

Mọi người đều nhận "ngọc tiết phạn" với lòng biết ơn và kính sợ. Họ coi người đàn ông mặc đồ trắng như một tồn tại giống như thần thánh và quỳ lạy để bày tỏ lòng biết ơn chân thành. Rồi họ vội vã rời đi, lòng tràn ngập những kỷ niệm và suy nghĩ về cuộc phiêu lưu này.

Đi được một đoạn, Trịnh Nhân Bản đã quay đầu lại, hy vọng có thể nhìn thấy ngôi đình và người đàn ông mặc áo trắng thần bí đó một lần nữa. Tuy nhiên, cả người đàn ông mặc đồ trắng và ngôi đình đã biến mất.

Sau khi trở về, Trịnh Nhân Bản và Lý Tú Tài đã ghi nhớ câu chuyện này và kể lại nó cho nhiều người khác. Sự việc này sau đó đã được ghi lại trong "Dậu Dương Tạp Trở".

Câu chuyện gặp gỡ người trên Mặt trăng sau này đã được ghi lại trong Dậu Dương Tạp Trở.
Câu chuyện gặp gỡ người trên Mặt trăng sau này đã được ghi lại trong Dậu Dương Tạp Trở. (Ảnh minh họa).

Người đàn ông mặc đồ trắng trong câu chuyện và những bí ẩn về Mặt trăng mà ông ta tiết lộ luôn được các thế hệ sau coi là tác phẩm đơn thuần của trí tưởng tượng. Vào thời điểm đó, khái niệm của con người về người ngoài hành tinh vẫn chưa được hình thành và sự hiểu biết của họ về Mặt trăng chỉ giới hạn ở việc quan sát bề mặt.

Tuy nhiên, với sự tiến bộ của khoa học công nghệ và những nghiên cứu chuyên sâu về Mặt trăng, con người bắt đầu khám phá ra tính xác thực đáng kinh ngạc của câu chuyện cổ xưa này. Mặt trăng thực sự là một quả cầu không bằng phẳng. Nó không phát ra ánh sáng một cách tự nhiên mà dựa vào sự phản chiếu của ánh sáng Mặt Trời để chiếu sáng vào ban đêm.

Điều này khiến người ta phải xem xét lại câu chuyện cổ xưa này và nảy sinh những suy đoán mới về danh tính của người đàn ông bí ẩn mặc đồ trắng. Có lẽ hơn một nghìn năm trước, những cuộc chạm trán với người ngoài hành tinh thực sự đã từng xảy ra trên Trái đất.

Cập nhật: 05/07/2024 ĐSPL
  • 2.119