Da tạo ra chất giống cần sa

  •  
  • 706

Một nghiên cứu mới đây đưa ra kết luận các chất giống cần sa do da tạo ra rất cần thiết để giữ da khỏe mạnh.

Có phải chúng ta có “ống khói” phát triển trên da của mình?

Về cơ bản là đúng. Da của chúng ta tập hợp nhóm các cơ quan sản xuất endocannabinoid – điếu cần sa của cơ thể. Cơ quan lớn nhất tạo các ống khói nội sinh là bộ não.

Đáng kể là nghiên cứu mới đã khẳng định mối quan hệ bị nghi ngờ từ lâu giữa bộ não và da cũng như giữa stress và mụn vậy.

Da cũng biết suy nghĩ

Theo nhà nghiên cứu Tamás Bíró thuộc đại học Debrecen, Hungary, các hợp chất trong da nói trên giúp tuyến tiết chất nhờn bảo vệ da khỏi yếu tố khắc nghiệt bên ngoài, ví dụ như tác động làm khô da của nắng và gió. Cannabinoid được cho là có vai trò tương tự đối với lá cây cần sa.

Trong số các chức năng bảo vệ, ống endo kích thích sản xuất dầu đồng thời ra lệnh cho các nang tóc ngừng tạo ra tóc.

Các chất giống cần sa do da tạo ra rất cần thiết để giữ da khỏe mạnh. (Ảnh: Cannabis)

Nghiên cứu được Chính phủ Đức và Hungary tài trợ chính sẽ được công bố trên số ra tháng 10 năm 2008 trên tờ The Federation of American Societies for Experimental Biology (FASEB) Journal.

Tại sao lại có tác nhân tinh thần hoạt động ngoài bộ não?

Các chuyên gia da liễu từ lâu đã ngờ rằng trạng thái tinh thần ảnh hưởng đến da sinh ra mụn nhọt, vẩy nến, rụng tóc và các biểu hiện khác xảy ra đồng thời với stress. Hiện nay, họ phát hiện thấy da phản ứng với cùng như sản xuất ra các hợp chất có tên neuropeptit trước đây được cho là chỉ tồn tại trong não. Điều này đã chứng minh mối liên hệ giữa não và da bằng cách xác định cơ chế?

Andrzej Slominski, nhà nghiên cứu thuộc đại học Tennessee không tham gia vào nghiên cứu endocannabinoids nhưng có nghiên cứu về hệ thống neuroendocrine trên da.

Mối liên hệ giữa não và da

Neuropeptite – ví dụ như serotonin, melatonin, cortisol và có lẽ là cả endocannabinoids do da tạo ra phản ứng với các tác nhân gây stress hay phần thưởng từ môi trường ví dụ như gai nhọn, độ ẩm, ánh nắng hay một cơn gió nhẹ. Các hợp chất này, theo Slominski, có thể khiến não biến đổi hoạt động.

Ngược lại các stress tâm lý lại gửi tín hiệu từ não đến da.

Những khám phá nói trên mang lòng tin đến cho các câu truyện từ xa xưa gắn kết tình trạng da với trạng thái tinh thần. Kì thi gắt gao chắc chắn cũng khiến bạn bị mọc mụn.

Slominski cho biết do da có cấu trúc ít phức tạp hơn não, nên nó chỉ phản ứng với một số ít các loại stress nhất định.

Do đó, da có thể phản ứng với nỗi đau đớn về mặt tinh thần như thể cơ thể chúng ta đang phải chịu đựng đau đớn về thể xác. Dầu trơn bảo vệ được tăng cường (sinh ra da dầu), các chức năng kém quan trọng hơn (ví dụ như mọc tóc) có thể bị ngừng trệ.

Dù da là cơ quan có cấu trúc đơn giản, nhưng da của chúng ta lại có xu hướng học đối phó với stress trước cả bộ não. Da, cơ quan lớn nhất của cơ thể, liên tục tiếp xúc với môi trường gây stress. Trong số tất cả các cơ quan, nó có nhu cầu tiến hóa cấp thiết nhất để phát triển các phản ứng phòng vệ.

Hơn nữa, phản ứng stress của da được bộ não biến đổi và hoàn thiện. Điều này giải thích tại sao ở mỗi cơ quan cùng một hợp chất lại có tác động tương tự.

Trạng thái “phê” tự nhiên?

Kết quả nghiên cứu có thể dẫn đến đột phá trong điều trị, ví dụ như việc sử dụng endocannabinoids nhằm điều trị bệnh da khô và ngứa kinh niên
. Đồng thời nghiên cứu có thể khơi nguồn cảm hứng cho công cuộc tìm kiếm giải pháp có được làn da và mái tóc khỏe mạnh.

Thế còn ống khói endo trên da của chúng ta thì sao? Liệu nó có khiến chúng ta “phê” được không?

Bíró trả lời: “Về mặt lý thuyết thì có”. Nhưng dù da của chúng ta cứ liên tục đẩy các chất giống cần sa của nó ra ngoài, kể cả bạn có tự ăn tay mình thì lượng chất đấy cũng không đủ để tác động đến tâm lý.

Trà Mi (Theo LiveScience)
  • 706