Mark Bouton, đặc vụ FBI với kinh nghiệm làm việc 30 năm, hướng dẫn cách nhìn biểu cảm khuôn mặt để phát hiện người nói dối.
Theo Bouton, trước tiên, bạn cần quan sát phản ứng của đối phương trong lúc tán gẫu bình thường hoặc khi trả lời những câu hỏi vô thưởng vô phạt. Sau đó, bạn hỏi những câu trực diện và mang tính buộc tội. Lúc này, nếu họ có những biểu cảm không như lúc trước, rất có thể đang nói dối.
Biểu cảm thường thấy của người nói dối có thể nhận biết như sau:
Đây là cách cơ thể phản ứng khi đối phương cảm thấy khó chịu hoặc bí bách trước những câu hỏi không muốn trả lời. Hành vi này còn sót lại từ thời xưa, khi con người phải tìm đường thoát khỏi tình thế nguy hiểm như gặp thú dữ hoặc kẻ địch.
Người bình thường nháy mắt khoảng 5-6 lần mỗi phút, hoặc 10-12 giây mỗi lần. Nhưng khi căng thẳng vì biết mình nói dối, đối phương có thể nháy mắt một lượt từ 5 đến 6 lần liên tục.
Trường hợp ngoại lệ là khi đối phương có mức độ sản xuất dopamine trong cơ thể khác với người thường. Ví dụ, người bị bệnh Parkinson sẽ có tần suất nháy mắt thưa hơn nhiều so với người bình thường, trong khi người bị chứng tâm thần phân liệt sẽ nháy mắt nhiều hơn.
Mắt nhắm lại trong vòng một tới hai giây có thể là dấu hiệu cho thấy đối phương đang nói dối vì đây là một dạng cơ chế phòng vệ. Trong khi đó, tốc độ nháy mắt của người bình thường là từ 0,1 tới 0,4 giây mỗi lần nháy mắt.
Khi được hỏi đã nhìn thấy gì, người thuận tay phải nếu nói thật sẽ thường nhìn về phía trên bên trái vì đây là lúc người này đang lục lại ký ức về sự việc. Nhưng nếu nhìn về phía trên bên phải, đây là dấu hiệu cho thấy đối phương đang dùng tới óc tưởng tượng để bịa câu trả lời.
Người thuận tay trái sẽ có phản ứng ngược lại. Ngoài ra, một số người khác sẽ nhìn thẳng về phía trước khi cố nhớ lại về sự việc nào đó.
Khi bị hỏi đã nghe thấy gì, người thuận tay phải nếu nói thật cũng sẽ nhìn ngang về bên trái để cố nhớ lại âm thanh từng nghe được. Ngược lại, nếu nhìn ngang về bên phải, người này sắp nói dối.
Người thuận tay phải thường nhìn xuống dưới bên trái khi nói thật về cảm giác hoặc mùi vị, như vị bia lạnh hoặc mùi hôi thối. Ngược lại, người nói dối sẽ nhìn về phía dưới bên phải.
Khi cười thật, phần da quanh mắt sẽ co lại, hình thành nếp nhăn. Những nụ cười giả vờ không ảnh hưởng tới vùng mắt mà chỉ có cử động vùng miệng.
Người ta thường bị ngứa mặt khi nói dối do phản ứng hóa học trong cơ thể. Vì thế, việc đưa tay lên mặt có thể là dấu hiệu cho thấy sự gian dối.
Miệng của người nói dối thường bị khô nên đối phương có thể mím môi và làm động tác mút để khắc phục điều này. Khi đôi môi bị mím chặt tới mức nhợt nhạt, đây có thể là dấu hiệu nói dối.
Một số người, thường là phụ nữ, thường đỏ mặt sau khi nói dối. Đỏ mặt là phản xạ không điều kiện hình thành do hệ thống thần kinh giao cảm gây ra để phản ứng lại sự giải phóng của adrenaline.
Nếu vừa nói vừa lắc đầu, đối phương đang phủ nhận lời nói của mình. Khi nói thật, người bình thường sẽ gật đầu vì họ đồng ý với phát biểu của mình. Nhưng nếu lắc đầu không đồng ý với lời đang nói, đối phương đang bị chính cơ thể tố cáo sự gian dối.