Đại dương học

Tin tức mới nhất về ngành khoa học đại dương học, những bí ẩn nằm sâu dưới lòng đại dương được khám phá, những chuyện kỳ lạ xảy ra dưới lòng đại dương

  • "Ấu trùng quái vật” thực chất là gì?

    "Ấu trùng quái vật” thực chất là gì?
    Trong gần 2 thế kỷ qua, các nhà khoa học không tìm ra nổi thứ gọi là “ấu trùng quái vật” được tìm thấy trong ruột cá là gì, và những sinh vật mình dày đó có phải đã trưởng thành hay không. Giờ đây, một nhà sinh vật học cho biết đã tìm ra phiên bản trưởng thành của ấu trùng đó.
  • Cá biết nghe bằng bong bóng

    Cá biết nghe bằng bong bóng
    Các nhà sinh học đã so sánh cấu tạo chiếc bong bóng của những loại cá khác nhau và khả năng nghe của chúng để đi đến kết luận rằng cơ quan này của cá có chức năng của thính giác.
  • Phát hiện loài cá đi bộ

    Phát hiện loài cá đi bộ
    Các nhà khoa học tại Mỹ phát hiện một loài cá "bước" bằng vây ngực dưới đáy biển và màu da của chúng thay đổi liên tục trong quá trình sinh trưởng.
  • Giải mã hiện tượng tôm "chuyển giới"

    Giải mã hiện tượng tôm "chuyển giới"
    Các nhà vi trùng học thuộc Đại học Portsmouth (Anh) phát hiện, ký sinh trùng paramyxean là thủ phạm khiến tôm đực biến thành tôm cái.
  • Bờ biển Nhật lấp lánh trong đêm

    Bờ biển Nhật lấp lánh trong đêm
    Cảnh tượng kỳ ảo xảy ra ở bờ biển thành phố Toyama, đảo Honshu, Nhật Bản từ ngày 18/8, Roket News đưa tin. Nó được tạo nên bởi sự tập trung của hàng triệu con mực đom đóm, loài động vật biển có khả năng phát ra ánh sáng màu xanh dương, khi chúng đẻ trứng gần bờ.
  • Bắt được cá sắp tuyệt chủng trị giá gần 10 tỉ

    Bắt được cá sắp tuyệt chủng trị giá gần 10 tỉ
    Danh tính của ngư dân này không được tiết lộ. Ông đã bắt được con cá Bahaba khổng lồ nặng 80kg ở bờ biển tỉnh Phúc Kiến hồi tuần trước. Một lái buôn địa phương trả giá 3 triệu nhân dân tệ để mua con cá quý hiếm có giá trị đặc biệt trong y học này.
  • Phát hiện cá mập "ma" dưới đáy biển

    Phát hiện cá mập "ma" dưới đáy biển
    Trong một cuộc khám phá dài 2 tháng ở Ấn Độ Đương, các nhà khoa học đã phát hiện hàng trăm con cá mập kỳ lạ, trong đó, một số loài lần đầu tiên được biết đến.
  • Cua tím "tự sát" hàng loạt trên đảo Hawaii

    Cua tím "tự sát" hàng loạt trên đảo Hawaii
    Một cuộc tấn công của những binh đoàn khổng lồ những chú cua màu tím đang tràn ngập khách nghỉ dưỡng tại các bãi biển và dồn các nhà khoa học vào thế bí.
  • Bí ẩn loài cua dài bằng xe hơi ở Thái Bình Dương

    Bí ẩn loài cua dài bằng xe hơi ở Thái Bình Dương
    Thế giới dưới đáy đại dương luôn bí ẩn và quyến rũ. Dù nền khoa học công nghệ đã hiện đại, tàu ngầm ngày càng lặn sâu hơn, song vẫn chưa khám phá hết được đáy đại dương. Riêng loài cua, dưới đáy biển cũng có vô số phân loài.
  • Ghi được hình ảnh đàn cá voi xanh lớn nhất thế giới

    Ghi được hình ảnh đàn cá voi xanh lớn nhất thế giới
    Hình ảnh một trong những đàn cá voi xanh đông nhất từ trước tới nay đã được nhiếp ảnh gia trên không kỳ cựu kiêm nhà sinh học đại dương Eddie Kisfaludy quan sát và ghi nhận vào đầu tháng này.
  • Indonesia: liên tiếp cá mập “lên bờ”

    Indonesia: liên tiếp cá mập “lên bờ”
    Chỉ trong vòng 3 ngày, hai con cá mập lớn - một con dài 13m, nặng 4 tấn và một con dài 9m, nặng 2 tấn - được tìm thấy dạt vào bờ ở khu vực Yogyakarta, Indonesia. Cả hai con đều chết sau đó. Hai con cá mập thuộc loài cá mập có tên khoa học Rhincodon typus. Đây là loài cá mập cực lớn sống ở vùng biển ấm, thân dài tới 15m và có đốm trắn
  • Loài duy nhất biết tự chặt tay để phòng vệ

    Loài duy nhất biết tự chặt tay để phòng vệ
    Nhà nghiên cứu Stephanie Bush tại Viện Nghiên cứu Monterey Bay Aquarium mới phát hiện ra loài mực ống Octopoteuthis deletron có khả năng tự cắt bỏ một phần tua tay của mình khi tấn công hoặc khi bị kẻ thù tấn công để phòng vệ.
  • Lần đầu tiên phát hiện cá bị ung thư da

    Lần đầu tiên phát hiện cá bị ung thư da
    Ngư dân địa phương gọi chúng là cá Rambo vì trên da chúng đầy sẹo và có màu tối bất thường, trông giống như chúng vừa trở về sau chiến tranh. Thực ra, đây là những con cá tự nhiên đầu tiên bị ung thư da.
  • Sư tử biển tò mò, tạo dáng trước máy ảnh

    Sư tử biển tò mò, tạo dáng trước máy ảnh
    Nhiếp ảnh gia người Mỹ Michael O’Neil chuyên về cuộc sống hoang dã cho biết: "Lúc tôi nhảy từ thuyền xuống nước, tất cả các chú sư tử biển con đều đuổi theo tôi. Chúng theo sau một con lớn đã vượt qua tôi mấy lần để điều tra về tôi".
  • Cận cảnh những loài cá "cực độc" ngoài khơi New Zealand

    Cận cảnh những loài cá "cực độc" ngoài khơi New Zealand
    Các nhà khoa học tại Viện Nghiên cứu khí quyển và nước quốc gia New Zealand (NIWA) đã tiến hành nghiên cứu và đánh bắt nhiều loài cá mà họ phát hiện được dưới độ sâu hơn 2km. Trong số đó, nhiều loài cá lần đầu tiên được ghi danh vào Bộ Sưu tập cá quốc gia của New Zealand.
  • Phát hiện mới từ răng của cá mập

    Phát hiện mới từ răng của cá mập
    Xem xét kỹ hàm răng cá mập, các nhà khoa học phát hiện ra rằng trong bộ răng của loài động vật hung dữ này chứa florua, thành phần cơ bản trong các loại kem đánh răng và nước súc miệng của con người hiện nay, nên chúng không bị sâu răng hay các vấn đề khác.
  • Lần theo dấu vết rùa da bằng vệ tinh

    Lần theo dấu vết rùa da bằng vệ tinh
    Sử dụng vệ tinh để lần theo hành trình và dấu vết của rùa da (Dermochelys coriacea) là một phát hiện mới hứa hẹn sẽ hỗ trợ đắc lực cho lĩnh vực bảo tồn loài rùa quý hiếm và rất có thể sẽ đặt dấu chấm tạm thời của ngành đánh bắt cá ở một số điểm nóng về đa dạng sinh học trên thế giới.
  • Tiến hóa nhanh không tưởng ở sao biển

    Tiến hóa nhanh không tưởng ở sao biển
    Những loài mới có khả năng tiến hóa nhanh đến mức nào? Nghiên cứu về sao biển ở Úc cho thấy quá trình này có thể diễn ra trong vòng 6.000 năm. “Đó là tốc độ nhanh không tưởng so với hầu hết các sinh vật”, theo AFP dẫn lời Rick Grosberg, giáo sư về tiến hóa và sinh học thuộc Đại học California ở Davis.
  • Ngân hàng tinh trùng san hô

    Ngân hàng tinh trùng san hô
    Các nhà nghiên cứu nói rằng một ngân hàng tinh trùng dành cho san hô, được thu thập từ các rạn san hô ở Hawaii, vùng biển Caribe và Úc, một ngày nào đó có thể giúp phục hồi và tái tạo các rạn san hô bị tổn hại.
  • “Sát thủ mỹ nhân" nơi biển cả

    “Sát thủ mỹ nhân" nơi biển cả
    “Thủy triều đỏ” - sinh vật thủy sinh nhỏ xíu trong những đợt bùng nổ tảo, có thể mang đến sự hủy diệt khủng khiếp hơn những gì người ta vẫn nghĩ về nó, với khả năng gây nhiễm độc toàn bộ chuỗi thức ăn trên biển.