Đàn ông hay đùa cợt về giới tính thực chất đang bất an về độ nam tính của mình

  •  
  • 1.419

Một số người đàn ông sẽ cảm thấy hay ho và hài hước khi họ nói đùa rằng phụ nữ cần ở góc bếp, hoặc hồn nhiên nói "nước mắt đàn bà" khi phụ nữ khóc vì điều gì đó họ cho là không đáng. Hoặc cũng có thể họ nói một người phụ nữ "đến ngày" khi người phụ nữ đó cáu giận một chút.

Theo một nghiên cứu gần đây, những người đàn ông thích nói những câu đùa cợt về giới tính như vậy rất có khả năng đang cảm thấy bất an về mức độ nam tính của mình.

Trong một tin tức gây ngạc nhiên cho nhiều người, khoa học đã chứng minh rằng những người đàn ông hay bông đùa về giới tính hoặc có ý bất nhã với những người gay thường làm vậy bởi vì họ muốn khẳng định lại giới tính của mình, đặc biệt khi họ cảm thấy sự nam tính của mình "đang bị đe dọa".

Theo báo Anh Independent, những câu chuyện đùa cợt châm biếm thường được sử dụng để củng cố vị trí của một ai đó trong một nhóm bằng cách tự loại mình khỏi một nhóm khác.

Các nhà nghiên cứu đến từ trường đại học Western Carolina tại Mỹ đã tiến hành thí nghiệm trên 387 người đàn ông dị tính luyến ái (thích người khác giới). Những người tham gia khảo sát sẽ làm một bài kiểm tra online để khám phá con người mình, thái độ xã hội và thành kiến của họ đối với phụ nữ cũng như đối với những người đồng tính nam.

Họ cảm thấy cần thiết phải khẳng định bản thân mình.
Họ cảm thấy cần thiết phải khẳng định bản thân mình.

Trong bảng câu hỏi, những người đàn ông này được hỏi mức độ đồng tình của họ với rất nhiều câu nói, ví dụ như: "Phụ nữ nên "tích lũy" thêm quyền lực bằng cách kiểm soát đàn ông" hay "Một khi phụ nữ có được cam kết từ người đàn ông, cô ta sẽ cố gắng buộc anh ta thật chặt vào cuộc đời mình".

Tính cách hài hước của những người đàn ông cũng được tìm hiểu qua bài kiểm tra này, cũng như việc họ có nghĩ rằng sự hài hước của họ sẽ giúp những người khác có ấn tượng tốt đẹp về họ hay không. Kết quả của nghiên cứu chỉ ra những người đàn ông cho rằng sự nam tính của mình (theo định nghĩa thông thường) đang bị đe dọa sẽ thường dùng những lời đùa cợt, câu chuyện về giới tính và những người gay như một cách để tự khẳng định lại bản thân mình.

Emma O'Connor – người đứng đầu nghiên cứu này - giải thích: "Những người đàn ông hoang mang về nam tính của mình hơn sẽ thể hiện sự thích thú với những câu nói đùa cợt về giới tính và về những người gay để phản ứng lại sự đe dọa đối với giới giới tính, vì họ tin rằng điều đó sẽ giúp khẳng định sự nam tính của mình".

Các nhà nghiên cứu hi vọng rằng phát hiện của nghiên cứu trên sẽ giúp ngăn chặn những câu nói đùa vô duyên đó xảy ra, đặc biệt tại nơi làm việc.

Nghiên cứu này sẽ giúp ngăn chặn những câu nói đùa vô duyên đó xảy ra, đặc biệt tại nơi làm việc.
Nghiên cứu này sẽ giúp ngăn chặn những câu nói đùa vô duyên đó xảy ra, đặc biệt tại nơi làm việc.

O'Connor cho biết: "Những nơi làm việc mà phụ nữ nắm giữ các vị trí chủ chốt sẽ có thể gây ra những mối đe dọa cho sự nam tính đối với những người đàn ông hoang mang về giới tính của mình, do đó tạo điều kiện cho những lời nói đùa vô duyên về giới tính xuất hiện". Cô nói thêm rằng những lời nói đùa về giới tính đó cùng với việc chòng ghẹo người khác là hai trong số những hành vi quấy rồi tình dục phổ biến nhất phụ nữ phải đối mặt tại nơi làm việc.

O'Connor giải thích: "Nếu xã hội cho rằng những lời nói đùa chỉ là một phương tiện giao tiếp, thì rất có thể những người đàn ông sẽ sử dụng những lời nói đùa vô ý về giới tính đó tại nơi làm việc như một cách "an toàn" để khẳng định giới tính của mình".

Nhưng cô tin rằng nếu những người quản lý hiểu rõ được vì sao lại xuất hiện những hiện tượng nói đùa vô ý này, họ sẽ có cách ngăn chặn và xử lý hiệu quả hơn. "Ví dụ, họ có thể sẽ giám sát nơi làm việc chặt chẽ hơn nhằm hạn chế nguy cơ gây ra mối đe dọa cho giới tính nam, hoặc họ có thể thử cố gắng làm giảm mức độ hoang mang của đàn ông về giới tính của mình bằng nhiều cách, từ đó giảm thiếu những câu nói đùa vô ý như kể trên" - cô cho biết.

Cập nhật: 31/07/2017 Theo vnreview
  • 1.419