Dấu vết hoá thạch về sự chăm sóc con cái của khủng long

  •  
  • 874

Sự chăm sóc gia đình thời tiền sử có thể giải thích bản năng của các loài chim và các loài cá sấu hiện đại.

Những nhà săn lùng hoá thạch ở Trung Quốc đã khai quật được một hoá thạch trông giống như tổ của một con khủng long trưởng thành cùng với 34 khủng long con. Phát hiện độc đáo này cho thấy ít nhất có một vài loài khủng long chăm sóc con non sau khi trứng nở, và điều này còn gợi rằng bản năng làm bố mẹ của các loài chim và bò sát hiện nay, chẳng hạn như cá sấu, có thể chung nguồn gốc tiến hoá.

Xung quanh xác con khủng long trưởng thành là 34 con khủng long con
Xung quanh xác con khủng long trưởng thành là 34 con khủng long con
(Ảnh: pharyngula)

Khối hoá thạch này của loài khủng long có sừng Psittacosaurus gồm một cá thể hoàn toàn trưởng thành cùng với 34 cá thể non nằm chất đống bên trong một diện tích khoảng 0,5 m2. Theo David Varricchio thuộc trường đại học bang Montana tại Bozeman, một thành viên trong đội khảo cổ đã phát hiện ra những bộ xương nói trên tại Liaoning Trung Quốc, đây chắc chắn là một gia đình hơn là một bộ các hoá thạch ngẫu nhiên của khủng long.

Trả lời phỏng vấn của [email protected], ông cho rằng “Phát hiện này thật kỳ diệu”; “Đây rất có thể là một gia đình. Thật khó tưởng tượng được tất cả các bộ xương riêng lẻ được chuyển tới cùng một địa điểm cùng lúc”.

Đơn giản chỉ là tổ?

Mặc dù người ta nghĩ rằng một số nhóm khủng long như theropods hay hadrosaurs có làm tổ, nhưng khám phá mới này là bằng chứng rõ ràng đầu tiên về sự chăm sóc con cái ở khủng long. Hiện chưa rõ cá thể trưởng thành dài 75 cm trong tổ là bố hay mẹ, Varricchio nói. Tuy nhiên, việc đánh dấu giới tính của con bố/mẹ không nhất thiết đi theo một trình tự nào khi chúng trông nom con non. Varricchio còn chỉ ra rằng ở rất nhiều loài chim hiện đang sống, cả bố lẫn mẹ đều giúp đỡ nhau chăm sóc con cái.

Hiện cũng chưa rõ những nhóm khủng long chăm sóc con non ở mức độ nào. Có thể, khủng long bố mẹ chỉ giữ con non ở gần để có thể để mắt tới chúng, Varricchio gợi ý, giống như các loài gà ngày nay. Theo ông “Ở nhiều loài chim, con non ở với bố mẹ, những con trưởng thành dẫn chúng tới nơi có thức ăn và chúng thường quanh quẩn đằng sau những con trưởng thành”.

“Đây là “bức ảnh chụp nhanh” đáng ngạc nhiên, thật tuyệt vời, là một phát hiện đầy bất ngờ và may mắn”, Paul Barrett, một chuyên gia khủng long của Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên tại Luân Đôn cho biết. Song ông cũng báo trước cần phải thận trọng khi những bằng chứng về cuộc sống gia đình còn mang tính gian tiếp ở thời giai đoạn này.

Tuy nhiên, Barrett thừa nhận sự sắp xếp này gợi mở về sự chăm sóc con cái sau khi trứng nở. Những con non đều dài khoảng 20 cm, cho thấy chúng là những con của cùng một lứa.

Nguyên nhân chết?

Những tư thế thu mình như đang sống của các hoá thạch cũng đặt ra câu hỏi cái gì đã tiêu diệt và bảo quản chúng. Mặc dù, sự phun trào của núi lửa dường như là thủ phạm rõ ràng nhất, nhưng Varricchio cho rằng rất khó tưởng tượng được nham thạch núi lửa có thể chôn những con khủng long này đủ nhanh để bảo quản chúng như thế này.

Theo ông, nhiều khả năng chúng bị chôn vùi khi một hang đất sụp xuống hoặc bị chết đuối do nước lũ dâng cao. Nhiều con khủng long ngẩng đầu lên có thể chứng tỏ sự tồn tại của một sự kiện như vậy. Barrett còn cho rằng chỗ đất lõm hình cái bát nơi tìm thấy hoá thạch gợi nhắc về một cái tổ, mặc dù điều này chỉ mang tính suy đoán.

Liệu khủng long có sống và diệt vong trong các hang đất hay không là câu hỏi Varricchio hy vọng trả lời được sớm, lý tưởng khi có sự trợ giúp cảu các phát hiện háo thạch khác. Theo ông, những khám phá như vậy có thể cung cấp những chi tiết sâu hơn về đời sống gia đình thời tiền sử. Những phát hiện trước đây đưa đến dấu vế về khả năng các loài khủng long psittacosaurs đã sống theo nhóm từ 3 đến 4 con trưởng thành, nghĩa là gia đình với một cặp bố mẹ có lẽ không phải là tiêu chuẩn của chúng.

Theo Sinh học Việt Nam
  • 874