Những phát hiện khảo cổ "không giải thích nổi"

  •   58
  • 34.647

Đó đều là những di chỉ khảo cổ gây nhiều kinh ngạc cho lịch sử nhân loại bởi cho tới nay, giới khoa học vẫn đang "vò đầu bứt tai" đi tìm lời giải đáp về sự xuất hiện của chúng.

Ngỡ ngàng với những phát hiện khảo cổ "không giải thích nổi"

Hẳn chúng ta không còn xa lạ gì với Ai Cập cổ đại cùng những Kim tự tháp và các Pharaoh từ hàng ngàn năm trước. Cho tới nay, công nghệ hiện đại vẫn chưa có lời giải thích đáng về việc xây dựng Kim tự tháp Giza của người Ai Cập. Phải chăng tác giả của những kim tự tháp ấy không phải con người?

Thế nhưng vẫn còn vô số những phát hiện di chỉ khảo cổ khác đang để lại một dấu hỏi lớn cho khoa học hiện đại. Dưới đây là 5 phát hiện khảo cổ gây nhiều kinh ngạc cho lịch sử nhân loại.

1. L’Anse aux Meadows, Canada

Được phát hiện vào năm 1960, L’Anse aux Meadows là một địa điểm khảo cổ nằm ở mũi phía Bắc của đảo Newfoundland (Canada).

Những phát hiện khảo cổ "không giải thích nổi"

Qua nghiên cứu, các chuyên gia phát hiện công trình cổ xưa này được xây dựng bởi những người Viking và là di chỉ lớn nhất của người Bắc Âu ngoài Greenland.

Điểm thú vị là công trình này được xây dựng ở khu vực Bắc Mỹ 500 năm trước khi Columbus “phát hiện” ra châu lục mới. Vì thế nhiều giả thuyết cho rằng, chính những người Viking đã tìm ra châu Mỹ chứ không phải nhà thám hiểm Columbus.

Những phát hiện khảo cổ "không giải thích nổi"

Họ thậm chí còn tìm được những vết tích cho thấy người Viking đã từng rèn kim loại ở đây và trao đổi với những người thổ dân địa phương.

Bằng chứng là những vật dụng trong lều của thổ dân bản địa hay những sợi chão được bện lại từ những sợi lông thú ngắn đều được tạo ra bởi những người Viking ở Greenland. Lý do là bởi người bản địa chỉ khâu áo bằng lông thú và không hề biết dệt vải.

Những phát hiện khảo cổ "không giải thích nổi"

Tuy nhiên như thế vẫn chưa đủ để quyết định ai là người đã tìm ra châu Mỹ trước và vấn đề này vẫn còn gây nhiều tranh luận. Dẫu vậy, L’Anse aux Meadows được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới vào năm 1978.

Di chỉ khảo cổ L'Anse aux Meadows là bằng chứng sớm nhất về người châu Âu trong thế giới mới. Bên cạnh đó, di sản này còn có giá trị đặc biệt bởi đó là bằng chứng về sự di cư của con người trong lịch sử phát triển.

2. Saksaywaman, Peru

Saksaywaman được xây dựng như một pháo đài hay một khu liên hợp bao phủ khu vực rộng lớn ở vùng ngoại ô phía Bắc thành phố Cusco (Peru). Tuy vậy tàn tích còn sót lại ngày nay chỉ chiếm 1/4 khu liên hợp ban đầu - nơi mà có thể chứa hơn 10.000 người.

Những phát hiện khảo cổ "không giải thích nổi"

Tàn tích là các bức tường lớn được xây dựng một cách kiên cố. Mặc dù những tảng đá này có hình dạng không đồng đều nhưng khi đặt chúng xếp chồng lên nhau lại cực vừa vặn đến mức ngay cả một tờ giấy cũng không thể lọt qua được các khe hở.

Những phát hiện khảo cổ "không giải thích nổi"

Ở phía bên trên các bức tường đá là nền móng tròn tọa lạc ba ngọn tháp sừng sững. Người ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng nền móng này thấp hơn khi đứng cạnh những bức tường đá. Tảng đá lớn nhất được đặt làm nền có chiều cao 8,5m.

Những phát hiện khảo cổ "không giải thích nổi"

Một trong ba bức tường dài nhất có chiều dài là khoảng 400m và cao nhất là 6m. Một tảng đá đơn thuần được dùng để xây tường có trọng lượng ước tính từ 120 - 200 tấn.

Qua khảo sát, các chuyên gia nhận thấy, nền văn hóa Killke (văn hóa Killke chiếm đóng ở Nam Mỹ) đã dày công xây dựng công trình này vào thế kỷ XII. Sau đó đế chế Inca đã chiếm đóng và mở rộng công trình.

Những phát hiện khảo cổ "không giải thích nổi"

Dù tìm hiểu kỹ nhưng các chuyên gia vẫn chưa hiểu, công trình này được dựng xây với mục đích gì. Một vài nhà khảo cổ học tin rằng, tàn tích Saksaywaman có thể là một ngôi đền được dựng lên để dành cho việc thờ phụng Mặt trời.

Vào năm 1983, khu tàn tích Saksaywaman và thành phố Cusco đều được UNESCO công nhận là Di sản thế giới.

3. Mohenjo-daro, Pakistan

Mohenjo-daro - Ngọn núi của cái Chết - là một di chỉ khảo cổ nằm ở tỉnh Sindh, Pakistan. Đây là một trong những khu định cư lớn nhất của nền văn minh Indus và chỉ được phát hiện vào năm 1922.

Những phát hiện khảo cổ "không giải thích nổi"

Mohenjo-daro được xây dựng vào khoảng năm 2600 TCN, cùng lúc với sự hình thành của nền văn minh Ai Cập cổ đại, nền văn minh Lưỡng Hà.

Do nằm ở gần các con sông, đồng bằng màu mỡ nên Mohenjo-daro phần nào được tạo điều kiện để phát triển về mặt nông nghiệp. Các công trình trong thành phố được xây bằng đất nung, khác hẳn với những thành phố cùng thời đại khác được xây dựng bằng đá và đất.

Những phát hiện khảo cổ "không giải thích nổi"

Điều này chứng tỏ trình độ kiến trúc cao của nền văn minh Indus. Vào thời kỳ thịnh vượng nhất, thành phố có khoảng 35.000 cư dân, trở thành thành phố lớn nhất của nền văn minh Indus.

Điểm đáng chú ý hơn nữa là Mohenjo-daro được xây dựng theo mô hình thành phố hiện đại ngày nay với đường xá, hệ thống thoát nước ngầm... chỉ khác là thành phố này đã được xây dựng cách đây hơn 4.000 năm. Nhưng không biết vì lý do gì mà Mohenjo-daro đã chìm dần vào quên lãng.

Những phát hiện khảo cổ "không giải thích nổi"

Hiện, giới khảo cổ vẫn miệt mài nghiên cứu, khai quật những con dấu có chữ tượng hình cổ để khám phá nguyên nhân vì sao thành phố đột nhiên biến mất một cách bí ẩn như vậy. Mohenjo-daro được UNESCO công nhận là Di sản thế giới vào năm 1980.

4. Đền Göbekli Tepe, Thổ Nhĩ Kỳ

Được xây dựng cách đây 12.000 năm, ngôi đền Göbekli Tepe nằm trên đỉnh của một ngọn núi ở phía Đông Nam vùng Anatolia, Thổ Nhĩ Kỳ, cách mực nước biển 760m.

Khi được phát hiện, ngôi đền này dường như bị cố tình chôn vùi trong cát để không bị ai phát hiện. Tuy vậy, các nhà khảo cổ Đức đã đến đây và khai phá nhiều bí ẩn về ngôi đền cổ này.

Những phát hiện khảo cổ "không giải thích nổi"

Tại đây, giới khảo cổ tìm thấy nhiều tháp có hình dáng chữ T, với hình điêu khắc những loài động vật nguy hiểm chết người, như bọ cạp, sư tử, lợn rừng... nhưng lại không tìm được bất kì dụng cụ nông nghiệp nào.

Những phát hiện khảo cổ "không giải thích nổi"

Vậy bằng cách nào người xưa có thể tạo ra những chiếc cột cao gần 6m, điêu khắc bức hình hoàn hảo có niên đại từ 11.000 đến 12.000 năm trước mà không sử dụng bất kì loại dụng cụ nào?

Hơn thế, vì sao họ lại có thể xây dựng một công trình bằng đá khi có những viên đá nặng từ 100-300 tấn và mục đích xây dựng ngôi đền này của họ là gì? Tại sao lại phải chôn vùi ngôi đền dưới cát?

Những phát hiện khảo cổ "không giải thích nổi"

Theo giới khoa học, di chỉ khảo cổ này có ý nghĩa rất lớn đối với chúng ta về xã hội loài người cổ đại. Bởi công trình này được xây dựng vào khoảng năm 10.000 - 9.000 TCN, trước cả sự ra đời của nông nghiệp. Điều này chứng tỏ rằng niềm tin vào các vị thần mới thực sự là sự khởi đầu của một nền văn minh.

5. Động Long Du, Trung Quốc

Động Long Du là một loạt các hang động nhân tạo lớn nằm ở tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Được phát hiện vào năm 1992, 36 hang động này ngày nay đã trở thành địa điểm lớn thu hút khách du lịch.

Các hang động được chạm khắc bằng bột kết, được cho là hình thành trước thời nhà Tần năm 212 TCN. Tất cả 36 hang động này đều được tạo nên riêng rẽ trong một khu vực vỏn vẹn 1km vuông. Nhưng điều lạ là không có bằng chứng khảo cổ nào về việc số lượng đá khổng lồ - 1 triệu mét khối đá đó đến và đi bằng cách nào.

Những phát hiện khảo cổ "không giải thích nổi"

Đồng thời cũng không có tài liệu lịch sử nào ghi chép về lịch sử ra đời của những hang động này. Mỗi bức tường trong từng hang đều được khắc các đường thẳng song song với độ chính xác tuyệt đối.

Theo ông Jia Gang - giáo sư tại trường Đại học Tongji chuyên về xây dựng dân dụng cho biết: “Muốn vào hang cần phải có đèn vì cửa hang động rất nhỏ, ánh sáng Mặt trời chỉ có thể chiếu sáng ở một vùng nhất định của hang động, vào thời gian nhất định. Nếu một người đi sâu hơn vào trong động, ánh sáng sẽ nhạt dần. Tại đáy động - ở độ sâu hàng chục mét so với cửa động, người ta khó mà có thể nhìn thấy gì”.

Những phát hiện khảo cổ "không giải thích nổi"

Tuy nhiên, người ta không tìm thấy vật dụng gì dùng để chiếu sáng trong ít nhất là hai ngàn năm trước đây. Vậy làm thế nào mà người cổ đại có thể làm một công việc đòi hỏi sự chính xác trong môi trường tối đen như mực?

Hơn nữa, nhờ sự trợ giúp của các thiết bị tối tân, người ta đo được những hang động này có sự tương đồng gần như tuyệt đối, giữa độ dày bức tường, góc cạnh, các đường thẳng chạm khắc... Vậy phương pháp xây dựng của họ là gì để đạt được độ chính xác này?

Những phát hiện khảo cổ "không giải thích nổi"

Có một số nhà khoa học cho rằng, các hang động này là nơi quân đội đóng quân và hoàng đế trong một thời kỳ quá khứ muốn che giấu binh lính khỏi tầm nhìn để giữ bí mật, chuẩn bị chiến tranh.

Tuy nhiên, những động này không phải chỉ được xây dựng trong một thời gian ngắn. Họ đã mất rất nhiều năm để xây dựng do vậy dường như là không phải để dùng cho mục đích chuẩn bị chiến tranh, vốn đòi hỏi mọi việc phải được làm nhanh gọn. Hơn nữa, cũng không có dấu hiệu nào về việc con người đã ở trong các động này. Bởi vậy, với giới chuyên gia, đây vẫn là một bí ẩn chưa được giải mã.

Theo Trí Thức Trẻ
  • 58
  • 34.647