Di sản tư liệu

  • Châu bản triều Nguyễn

    Châu bản triều Nguyễn
    Châu bản là những văn bản của vương triều đã được nhà vua “ngự phê” bằng mực son đỏ. Châu bản triều Nguyễn là các tài liệu hành chính được hình thành trong quá trình quản lý nhà nước của triều Nguyễn (1802 - 1945), triều đại cuối cùng trong lịch sử phong kiến Việt Nam, bao gồm văn bản của các cơ quan trong bộ máy chính quyền trung ương và địa phương trình lên nhà vua phê duyệt, văn bản các vua ban hành cùng một số văn kiện ngoại giao và thơ văn ngự chế.
  • Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm

    Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm
    Mộc bản Kinh Phật Thiền phái Trúc Lâm chùa Vĩnh Nghiêm (xã Trí Yên, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang) là bộ mộc bản gốc, duy nhất của Phật phái Trúc Lâm hiện còn lưu giữ được tại chùa Vĩnh Nghiêm.
  • Mộc bản triều Nguyễn

    Mộc bản triều Nguyễn
    Dưới triều Nguyễn, do nhu cầu phổ biến rộng rãi các chuẩn mực của xã hội, các điều luật bắt buộc thần dân phải tuân theo, để lưu truyền công danh sự nghiệp của các vua chúa, các sự kiện lịch sử..., triều đình đã cho khắc nhiều bộ sách sử và các tác phẩm văn chương để ban cấp cho các nơi. Trong quá trình hoạt động đó đã sản sinh ra một loại hình tài liệu đặc biệt, đó là mộc bản. Đây là những tài liệu gốc độc bản.
  • Bia đá các khoa thi tiến sĩ thời Lê - Mạc tại Văn Miếu Hà Nội

    Bia đá các khoa thi tiến sĩ thời Lê - Mạc tại Văn Miếu Hà Nội
    Bia tiến sĩ Văn Miếu gồm 82 tấm bia đá khắc các bài văn bia đề danh tiến sĩ Nho học Việt Nam của các khoa thi Đình thời nhà Hậu Lê và nhà Mạc (1442-1779) tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội. Bia được đặt trên lưng rùa đá để biểu thị sự trường tồn của tinh hoa dân tộc, phản ánh được giá trị văn hóa, lịch sử của đất nước trong suốt 300 năm.