Những người yêu thích vị trí cạnh cửa sổ trên máy bay chắc hẳn không lạ gì với lỗ nhỏ ở phía dưới cửa sổ - một bí ẩn nhỏ bé nhưng lại giữ một vai trò không thể thiếu trong thiết kế kỹ thuật của máy bay.
Bất kỳ lỗ thủng nào trên máy bay thương mại sẽ khiến hành khách phải hoang mang, lo lắng cho số phận của mình. Tuy nhiên, trên cửa sổ máy bay lại có một lỗ thủng nhỏ. Tác dụng của lỗ thủng này là gì?
Ngồi cạnh cửa sổ máy bay để ngắm nhìn bầu trời là sở thích của nhiều hành khách. Nếu đã từng đi máy bay, có lẽ bạn sẽ để ý thấy một lỗ nhỏ nằm phía cạnh dưới của cửa sổ. Nhiều người lo ngại rằng lỗ thủng này có thể gây mất áp suất khi máy bay đạt độ cao hơn 10.000 mét, dẫn đến tai nạn. Thực tế, lỗ nhỏ này lại đóng vai trò quan trọng. Chi tiết tưởng chừng đơn giản này có nhiệm vụ cân bằng áp suất trong máy bay.
Hành khách ngồi bên cửa sổ máy bay thường tò mò về lỗ nhỏ trên cửa sổ. Không phải là một chi tiết thiết kế tình cờ, những lỗ nhỏ này là kết quả của các nguyên tắc vật lý và an toàn nghiêm ngặt. Trong ngành khoa học hàng không, các lỗ nhỏ này được gọi là lỗ thở hay lỗ tràn (bleed hole), nằm ở lớp kính thứ hai.
Để hiểu rõ hơn, cần biết về cấu tạo cửa sổ máy bay. Cửa sổ gồm ba lớp kính: lớp ngoài cùng chịu áp suất bên ngoài, lớp giữa có lỗ thủng nhỏ, và lớp trong cùng bảo vệ hành khách được làm bằng vật liệu acrylic. Mục đích của lớp acrylic trong cùng là để bảo vệ cho 2 lớp phía ngoài.
Chiếc lỗ nhỏ nhưng đóng vai trò quan trọng trên cửa sổ máy bay. (Ảnh: BI)
Lỗ thủng nhỏ, gọi là "lỗ thông hơi" hoặc "lỗ cân bằng áp suất", cho phép không khí từ cabin đi qua, cân bằng áp suất giữa các lớp kính, đảm bảo chỉ lớp kính ngoài cùng chịu tác động trực tiếp.
Khi máy bay càng lên cao, áp suất không khí càng giảm. Áp suất không khí bên ngoài thấp hơn rất nhiều so với bên trong máy bay, gây nhiều tác động vật lý có hại đến cửa sổ máy bay. Hệ thống cân bằng áp suất bên trong máy bay sẽ điều chỉnh cho áp suất bên trong máy bay ở mức an toàn và dễ chịu cho hành khách.
Lớp acrylic ở giữa và ở ngoài cùng của cửa sổ máy bay sẽ phải chịu lực do áp suất chênh lệch gây ra. Cả 2 lớp này đều có thể chịu được lực ép của áp suất, song nhờ có chiếc lỗ nhỏ trên cửa sổ nên chỉ có lớp ngoài cùng phải chịu lực.
Marlowe Moncur, giám đốc công nghệ tại GKN Aerospace, cho biết: "Mục đích của lỗ thở nhỏ nằm trên tấm giữa là để cân bằng giữa áp lực bên trong khoang hành khách và khoảng trống nằm giữa các tấm acrylic, do đó áp lực của khoang hành khách sẽ chỉ ảnh hưởng tới tấm ngoài cùng".
Trong trường hợp tấm acrylic ngoài cùng không thể chịu được áp lực (gần như không bao giờ xảy ra) và bị nứt vỡ, tấm giữa sẽ đóng vai trò thay thế cho tấm ngoài. Dĩ nhiên, chiếc lỗ nhỏ trên tấm giữa sẽ cho một luồng khí nhỏ đi qua, song hệ thống cân bằng áp lực sẽ giải quyết phát sinh còn lại.
Trong trường hợp hiếm hoi xảy ra vụ việc một trong các tấm kính bị vỡ, cấu trúc dự phòng của các tấm kính đảm bảo rằng áp lực không gây hại đến cửa sổ. Các tấm kính còn lại vẫn có thể chịu được áp lực, đảm bảo an toàn cho hành khách.
Nhìn chiếc lỗ có vẻ đơn giản nhưng thật sự không như vậy. (Ảnh: BI)
Bret Jensen, một chuyên viên kỹ thuật hàng không cao cấp của Boeing chia sẻ: “Chiếc lỗ này giúp ngăn hơi ẩm và tuyết bám tụ trên cửa sổ. Điều này lý giải vì sao cửa sổ của bạn không bị mờ đặc mỗi lần máy bay đi qua các đám mây."
Trong những chuyến bay dài, một lớp tuyết mỏng có thể tích tụ trong khu vực xung quanh lỗ thở. Vì nhiều chuyến bay có thể đạt đến độ cao mà không khí phía bên ngoài có thể sụt giảm ở mức -57 độ C.
Video giải thích tại sao trên cửa sổ máy bay luôn có lỗ nhỏ.
Những lỗ nhỏ trên cửa sổ máy bay, tuy nhỏ bé, nhưng lại đóng một vai trò không thể thiếu trong việc đảm bảo an toàn và thoải mái cho hành khách trên không trung.