Điều trị bệnh Gout?

  •  
  • 1.233

Chế độ dinh dưỡng không thể đem lại nhiều lợi ích cho việc quản lý bệnh gút (gout) cho nên dùng thuốc vẫn là cách tốt nhất để điều trị bệnh gút. Ngoài thuốc để chống viêm và các triệu chứng khác trong giai đoạn phát bệnh, cần có những loại thuốc có khả năng điều trị bệnh về chuyển hoá gây tăng uric acid trong máu.

Biểu hiện ở tay của những bệnh nhân gút

Biểu hiện ở tay của những bệnh nhân gút
(Ảnh: TTO)

Tình trạng tăng nhiều uric acid trong máu có thể xảy ra khi cơ thể sinh ra quá nhiều uric acid hoặc khi cơ thể không đào thải ít uric acid. Những thuốc hiện có đều chữa trị cả 2 nguyên nhân gây tăng uric acid nói trên.

Chất purine tạo ra các tinh thể uric acid rồi các tinh thể này ứ đọng ở các mô mềm và khớp gây triệu chứng đau trong bệnh gút. Dùng chế độ ăn để kiểm soát bệnh gút nhằm giảm lượng uruc acid trong cơ thể, đồng thời kiểm soát cả những bệnh khác thường xảy ra ở người bị gút như bệnh tiểu đường, mỡ máu cao, cao huyết áp và xơ vữa mạch máu. 

Chế độ ăn vẫn thường được khuyến cáo là gồm những thực phẩm ít purine nhưng tránh hoàn toàn purine là việc không thể làm được mà chỉ cpó thể hạn chế. Người bệnh cần học cách dùng thử và mỗi sai lầm là bài học để biết thêm thực phẩm nào gây ra vấn đề. Tiến sĩ Laurent Rall, chyên viên dinh dưỡng trương đại học Tufts ở Boston, Mỹ nói: “Bắt đầu bằng cách loại bỏ loại thực phẩm có hàm lượng purine cao, giảm dần loại thực phẩm có hàm lượng purine trung bình. Nếu không bị cơn đau do gút với chế độ ăn như thế thì có thể thêm loại thực phẩm có hàm lượng purine trung bình hoặc đôi khi thử với thực phẩm có hàm lượng cao hơn. Theo cách này, có thể xác định được mức độ an toàn về purine và có thể vẫn được ăn những món ưa thích mà không bị đau”.

Những thực phẩm có hàm lượng purine cao: mọi loại đồ uống có cồn (làm tăng uric acid  trong máu vì cản trở sự đào thải uric acid ra khỏi cơ thể) - một số cá, hải sản và loài có vỏ cứng (trai, sò, vẹm, cua, tôm), cá tuyết, điệp, cá hồi - một số loại thịt lợn muối như xông khói, thịt gà tây, thịt bê và tạng động vật (lòng, gan…).

Những thực phẩm có hàm lượng purine trung bình: thịt bò, gà, ngỗng, lợn và giăm bông -  cua, tôm hùm, hào, tôm – rau và đậu đỗ như măng tây, đậu tây, đậu lăng, đậu lima, nấm, rau spinach.

Điều trị bằng thuốc:

Nếu điều trị đúng đắn thì hầu hết những người bị gút có thể kiểm soát được các triệu chứng và vẫn có thể có cuộc sống bình thường. Có thể điều trị gút bằng một hay nhiều thứ thuốc phối hợp.

Thuốc hay dùng nhất cho cơn cấp tính là dùng liều cao thuốc chống viêm không có nhân steroid (NSAID) loại uống hay corticosteroid uống hay tiêm vào khớp bệnh. NSAID giảm viêm do ứ đọng uric acid  nhưng không có tác dụng đến lượng uric acid trong cơ thể. Những NSAID thường được kê đơn nhất là indomethacin (Indocin), naproxen (Ânprox, Naprosyn), uống hàng ngày.

Corticosteroid là hormon chống viêm mạnh, thường dùng prednisone. Bệnh nhân cảm thấy đỡ đau ngay trong vòng vài giờ và cơn đau cấp qua đi hoàn toàn trong vòng 1 tuần. Khi NSAID hay corticosteroid không kiểm soát được các triệu chứng thì dùng colchicine, thuốc này có hiệu  quả nhất khi dùng trong 12 giờ đầu của đợt cấp; có thể dùng colchicine hàng giờ cho tới khi đỡ đau.

Với một số bệnh nhân, có thể dùng hoặc NSAID hay colchicine uống liều nhỏ hàng ngày để phòng ngừa tái phát cơn đau cấp. Có thể dùng allopurinol (Zyloprim) hay probêncid (Benemid) để điều trị uric acid cao trong máu và để giảm tần suất bị cơn đau cấp và phát triển các tinh thể uric acid.

BS. Đào Xuân Dũng

Theo Tuổi trẻ
  • 1.233