Đội mũ chống đạn có giúp ích được nhiều khi bị trúng đạn không?

  •  
  • 1.202

Mũ chống đạn là loại mũ bảo hiểm có độ an toàn và đáng tin cậy cao. Nó được thiết kế đặc biệt để đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt của lực lượng thực thi nhiệm vụ quân sự, an ninh và trật tự công cộng. Những game thủ chắc không còn xa lạ gì với bộ combo chống đạn "giáp 82" gồm áo gilet và mũ (Kevlar + Helmet) giá 1000 đô la trong Counter Strike.

Bộ combo chống đạn "giáp 82" trong Counter Strike.
Bộ combo chống đạn "giáp 82" trong Counter Strike.

Để kiểm chứng khả năng bảo vệ của mũ chống đạn, kênh YouTube "Крупнокалиберный переполох" đã thực hiện thử nghiệm khá thú vị. Họ sử dụng nhiều loại súng với các cỡ đạn khác nhau bắn vào chiếc mũ chống đạn. Chiếc mũ này được đội lên một mô hình đầu người bằng gel đạn đạo, bên trong là hộp sọ bằng thạch cao.

Mặc dù thực tế là một chiếc mũ bảo hiểm quân đội hiện đại có thể bảo vệ tốt phần đầu khỏi những phát đạn, thế nhưng khi chiếc mũ va chạm với thép thì động năng của viên đạn không biến mất mà sẽ phân tán ra và bị chiếc mũ hấp thụ một phần, còn một phần sẽ tác động lên đầu của người đội mũ.

Nếu may mắn, trên đầu chúng ta sẽ có các vết bầm lớn do máu tụ. Tuy nhiên phải thừa nhận là hứng chịu cảm giác đau đớn vẫn tốt hơn là chết ngay lập tức, thế nhưng trong một số trường hợp thì hậu quả có thể đáng buồn hơn nhiều.

Thử nghiệm với súng ngắn không ồn

Ở thử nghiệm này, xạ thủ đứng cách mục tiêu 5 m và sử dụng súng ngắn không ồn cỡ đạn 9x18 mm có gắn nòng giảm thanh.

Loại đạn này có sơ tốc đầu nòng nhỏ (khoảng 300 m/s) và động năng không lớn, chỉ 250J – tức là khoảng 1/8 của một viên đạn AK47 7,62×39 mm thông thường.

Viên đạn xuyên qua lớp vỏ mũ nhưng bị lớp lót giữ lại nên không ảnh hưởng tới chiếc đầu giả. Hơn nữa, loại súng không ồn này được thiết kế để bắn ở cự ly rất gần nên khoảng cách 5 m cũng là chưa phù hợp.

Mũ chống đạn này quả thực có thể chống lại được đạn 9x18 mm
Mũ chống đạn này quả thực có thể chống lại được đạn 9x18 mm

Ở lần thử thứ 2, xạ thủ nhả đạn từ khoảng cách chỉ 50 cm nhưng viên đạn vẫn không xuyên qua được lớp vải lót mũ. Như vậy, chiếc mũ chống đạn này quả thực có thể chống lại được đạn 9x18 mm của súng ngắn không ồn.

Tiếp theo là súng AK và súng bắn tỉa

Xạ thủ dùng súng tiểu liên AK cải tiến với đạn 7,62×39mm. Đạn được phát triển vào năm 1943, nhưng đã trải qua nhiều lần thay đổi, và được coi là chính thức hoàn thiện năm 1949. Tuy nhiên do nhiều biến động trong việc thay đổi xung hỏa lực, phải đến năm 1961, đạn mới thực sự hoàn thiện.

Về công lực thì đạn 7,62x39 mm vượt trội hơn rất nhiều so với đạn 9x18 mm. 
Về công lực thì đạn 7,62x39 mm vượt trội hơn rất nhiều so với đạn 9x18 mm. 

Ngày nay đạn 7,62x39mm là loại đạn tiêu chuẩn trong rất nhiều lực lượng vũ trang. Đạn mạnh, đường đạn tốt, bền chắc, ổn định. Công nghệ làm đạn có phần phức tạp hơn công nghệ sản xuất các loại đạn khác, nhưng sau khi tự động hóa, đạn được sản xuất rất nhanh và rẻ, dễ sản xuất với số lượng lớn.

Về công lực thì đạn 7,62x39 mm vượt trội hơn rất nhiều so với đạn súng ngắn không ồn 9x18 mm. Sơ tốc đầu đạn là 715 m/s, còn động năng đầu đạn ban đầu là 2019 J.

Một phát súng bắn tỉa có làm gì được chiếc mũ chống đạn này không?
Một phát súng bắn tỉa có làm gì được chiếc mũ chống đạn này không?

Vậy một phát bắn từ súng tiểu liên AK hoặc súng bắn tỉa có làm gì được chiếc mũ chống đạn này không? Và người đội mũ liệu có bị chấn thương nặng đến nỗi vỡ xương sọ hay may mắn hơn là gãy đốt sống cổ chăng?


Thử nghiệm với súng AK và súng bắn tỉa cỡ đạn 7,62x39 mm

Cập nhật: 20/12/2021 Theo Trí Thức Trẻ
  • 1.202