Theo báo cáo của Cơ quan quản lí Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ NOAA, nước dưới đáy Nam Cực (AABW) đang biến mất với tỉ lệ trung bình khoảng 8 triệu tấn/giây.
Đây là kết quả thu được từ các dữ liệu nghiên cứu trong khoảng năm 1980 - 2011 của các nhà hải dương học.
AABW là vùng nước sâu nhất và lạnh nhất thế giới, được hình thành ở một số nơi nhất định quanh Nam Cực. Nước ở đây mặn, đặc hơn so với nước ở các vùng xung quanh nên đã chìm xuống đáy biển, chảy về hướng Bắc, lan ra hầu khắp các đại dương trên thế giới.
Nguyên nhân khiến cho vùng nước này dần biến mất vẫn là bí ẩn đối với các nhà khoa học.
Nhà hải dương học Gregory C. Johnson tại Phòng thí nghiệm môi trường biển Thái Bình Dương, thuộc NOAA cho biết: “Chúng tôi không chắc liệu tỉ lệ giảm dần này là một phần của chiều hướng thay đổi lâu dài hay của một chu kì”.
Vùng nước sâu nhất và lạnh nhất thế giới được hình
thành ở một số vùng nhất định quanh Nam Cực.
Những nghiên cứu trước đây đã từng chỉ ra rằng các dòng hải lưu từ vùng nước này đang trở nên ấm hơn và nhạt đi.
Các dòng hải lưu này đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển nhiệt và carbon quanh hành tinh, điều hòa khí hậu Trái Đất.
Những thay đổi về nhiệt độ, lượng muối, oxy hòa tan và carbon hòa tan trong vùng nước này tác động tới khí hậu Trái Đất, bao gồm cả vấn đề nước biển dâng và khí hậu nóng lên.