Đột biến nCoV mới phát hiện tại Việt Nam có đáng lo ngại?

  •  
  • 564

Theo Giáo sư Đặng Đức Anh, đột biến vừa được phát hiện và vẫn cần theo dõi, nghiên cứu thêm.

Trả lời PV trưa 30/5, Giáo sư Đặng Đức Anh, Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương (Hà Nội), cho biết Việt Nam vừa phát hiện đột biến mới của nCoV trong 4/32 mẫu bệnh phẩm.

Đột biến cũng có thể là một trong những yếu tố dẫn đến sự lây lan nhanh hơn.
Đột biến cũng có thể là một trong những yếu tố dẫn đến sự lây lan nhanh hơn.

Theo GS Đức Anh, các chủng Ấn Độ có tốc độ lây lan nhanh hơn so với những chủng virus trước đây. Đột biến cũng có thể là một trong những yếu tố dẫn đến sự lây lan nhanh hơn. Về mặt lâm sàng, virus đột biến cũng gây ra tình trạng nặng hơn so với người nhiễm chủng cũ.

Tuy nhiên, dữ liệu B.1.617.2 trên GISAID hiện tại chưa ghi nhận đột biến mất Y144.

"Việt Nam đã xác định được đột biến này, tuy nhiên, số lượng mẫu còn ít nên viện sẽ tiếp tục nghiên cứu vào theo dõi thêm", GS Đức Anh cho hay.

Đột biến mới được phát hiện từ 4 mẫu bệnh phẩm nói trên là Y144 trên protein S của virus B.1.617.2 (lần đầu phát hiện tại Ấn Độ). Đột biến này giống đột biến phát hiện trên biến thể B.1.1.7 (lần đầu phát hiện tại Anh). Đây là lần đầu tiên Việt Nam phát hiện biến chủng có đột biến như vậy.

Trong phiên họp Chính phủ sáng 29/5, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long thông tin virus phổ biến hiện nay tại Việt Nam là chủng Ấn Độ đã có các dấu hiệu tăng khả năng lây nhiễm và bệnh tăng nặng hơn so với các đợt dịch trước.

GISAID là bản đồ cập nhật kết quả giải trình tự gene SARS-CoV-2, được các nhà khoa học trên toàn cầu cập nhật liên tục. Bản đồ này được các nhà khoa học tại các quốc gia cùng tham khảo, theo sát sự biến đổi của SARS-CoV-2.

Cập nhật: 31/05/2021 Theo Zing
  • 564