Mới hình thành, gai cột sống không có triệu chứng nên rất khó nhận biết, về sau chúng to ra và chèn vào dây thần kinh, tủy sống...
Bác sĩ Randell DuPraw, chuyên gia nắn chỉnh thần kinh cột sống tại Maple Healthcare, giải thích gai cột sống là những mảng xương thừa mọc ra dọc theo rìa các đốt xương sống.
Gai là một phần tất yếu của quá trình lão hóa tự nhiên, còn gọi là thoái hóa cột sống tuổi về già. Con người càng lớn tuổi, đĩa đệm mất nước và độ ẩm nên bị mòn và xẹp dần. Dây chằng cố định xương sống cũng lỏng lẻo. Tình trạng này khiến hai đốt sống liền kề cọ xát vào nhau liên tục, lâu dần sẽ hình thành gai cột sống.
Ảnh mô phỏng gai cột sống. (Ảnh: Maple Healthcare).
Khi mới xuất hiện, gai cột sống có vẻ vô hại, không ảnh hưởng đến sức khỏe và không gây bất kỳ triệu chứng đau nhức nào. Vì vậy ở giai đoạn này người bệnh không thể cảm nhận được sự tồn tại của gai cột sống. Theo thời gian, gai lớn dần lên và chèn ép vào các dây thần kinh, thậm chí cả tủy sống, gây đau đớn và nhiều hệ lụy khác.
Tùy theo vị trí gai mọc trên cột sống, bệnh nhân sẽ có những triệu chứng khác nhau. Chẳng hạn bệnh xảy ra ở vùng cột sống cổ, bạn cảm thấy đau nhức, tê mỏi từ cổ lan dọc xuống hai cánh tay và ngón tay. Nếu gai ở vùng thắt lưng, bạn sẽ cảm thấy đau, tê dọc xuống hai chân, đau nhiều khi đi lại hoặc làm việc nặng.
Đau không phải là triệu chứng đáng lo ngại duy nhất khi bị bệnh gai cột sống. Trong cơ thể con người, hệ thần kinh đóng vai trò rất quan trọng vì chúng có chức năng dẫn truyền thông tin từ não đến tất cả cơ quan khác. Gai cột sống làm tổn thương dây thần kinh sẽ gây gián đoạn quá trình dẫn truyền thông tin và hạn chế chức năng hoạt động của các cơ quan nội tạng mà dây thần kinh đó chi phối. Ví dụ dây thần kinh L4 ở thắt lưng chi phối trực tiếp đến tuyến tiền liệt, cơ thắt lưng, thần kinh tọa, nếu bị chèn ép sẽ khiến người bệnh gặp hàng loạt vấn đề như đau thần kinh tọa, rối loạn tiểu tiện…
Có ba phương pháp chính để điều trị gai cột sống:
Theo bác sĩ Randell, để chữa bệnh gai cột sống hiệu quả, điều quan trọng là bệnh nhân cần theo sát phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa. Bên cạnh đó, cần thay đổi những thói quen sinh hoạt xấu, thường xuyên tập thể dục thể thao phù hợp với thể trạng, có chế độ dinh dưỡng hợp lý hỗ trợ đĩa đệm mau chóng hồi phục. Bệnh phát hiện càng sớm thì khả năng chữa khỏi càng cao. Do vậy bác sĩ khuyên người từ sau 30 tuổi trở lên nên thường xuyên kiểm tra cột sống định kỳ để phát hiện bệnh sớm nếu có.