Ghi nhận vùng phân bố mới của hai loài lưỡng cư ở Việt Nam

  •  
  • 766

Trong quá trình khảo sát thực địa các nhà nghiên cứu đã phát hiện hai loài này có ở hai tỉnh Sơn La và Điện Biên thuộc vùng Tây Bắc Việt Nam, một khu vực cách Vườn Quốc gia Hoàng Liên (một trung tâm của đa dạng sinh học Việt Nam) không xa.

Ghi nhận vùng phân bố mới của hai loài lưỡng cư ở Việt Nam
Chàng đá Hylarana cubitalis – (Ảnh: Phạm Văn Anh)

Hai loài lưỡng cư Cóc núi eos Leptolalax eosChàng đá Hylarana cubitalis ghi nhận mới cho Việt Nam được các nhà khoa học của Viện Sinh Thái và Tài nguyên sinh vật, Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Tây Bắc và Vườn thú Cologne – Đức công bố trên tạp chí Russian Journal of Herpetology (Tập 21, số 3, 2014).

Ghi nhận vùng phân bố mới của hai loài lưỡng cư ở Việt Nam
Cóc mắt eos Leptolalax eos – (Ảnh: Phạm Văn Anh)

Loài Leptolalax eos có chiều dài thân 32,7–34,8mm ở con đực và 40,1–45,5mm; mặt trên đầu và lưng nổi các nốt sần nhỏ; màng nhĩ không rõ ràng; phần trên mống mắt màu cam, phần dưới màu vàng; lưng màu nâu – xám với hình tam giác màu nâu nhạt trên đầu; bụng màu trắng hoặc màu kem. Loài này được Ohler mô tả năm 2011 với mẫu chuẩn thu ở Bắc Lào.

Loài Hylarana cubitalis có chiều dài thân 51,8–58,8 ở con đực và 60,4mm ở con cái; chai sinh dục ở con đực phát triển ở gốc ngón tay và bên trong cánh tay; da ở lưng và mặt trên đầu nhẵn, nếp da lưng sườn rõ; phần trên màu nâu vàng; môi trên trắng; màng nhĩ màu nâu; sườn màu xám với các đốm đen; bụng trắng. Loài này trước kia phân bố ở Trung Quốc, Lào, Myanmar và Cambodia.

Theo vncreatures
  • 766