Giải mã cảm giác bị "hồn ma theo dõi"

  •   14
  • 12.260

Một kết quả nghiên cứu mới tại Úc đã giúp lí giải cảm giác đáng sợ này.

Đã bao giờ bạn ở một mình và đột nhiên cảm thấy mình đang bị theo dõi bởi một ai đó từ phía sau lưng, điển hình là khi ngủ một mình vào ban đêm? Bạn liên tục giật mình quay lại nhưng không hề thấy gì hết, trong người bạn bắt đầu dâng trào cảm giác bất an như thể mình đang bị theo dõi và bám theo dù chẳng có bất kì ai thực sự ở đó cả. Đây thực sự là một trải nghiệm khá căng thẳng và đáng sợ, đặc biệt đối với những người yếu bóng vía, họ cảm thấy như thể mình đang bị ma ám vậy.

Giải mã cảm giác bị "hồn ma theo dõi"

Đừng lo lắng, cảm giác mình đang bị ai đó theo dõi và nhìn theo chỉ là một cơ chế hoạt động theo bản năng của con người được hình thành và hoàn thiện trong quá trình tiến hóa. Nó giúp chúng ta cảnh báo cũng như sẵn sàng phản ứng lại một điều gì đó có khả năng tác động vào mình trước khi nó thực sự xảy ra. Hiện tượng nào thường xảy ra khi mà sự cảnh giác của chúng ta dựa vào thị giác bị vô hiệu hóa bởi bóng tối chẳng hạn.

Giải mã cảm giác bị "hồn ma theo dõi"

Kết quả nghiên cứu mới đây của giáo sư Colin Clifford, chuyên ngành tâm lí học tại Đại học Sydney, đã cho thấy trong cơ thể con người tồn tại một cơ chế lí tính khiến họ tin rằng mình đang bị ai đó theo dõi. Một cái nhìn trực tiếp cũng có thể báo hiệu một mối nguy hiểm và nếu bạn nhận ra điều này, bạn sẽ chẳng muốn lơ là với mối hiểm nguy đó dù cho nó thực sự không tồn tại. Vì thế, não bộ sẽ tự nhận định rằng bạn đang bị ai đó theo dõi và điều như là một giải pháp phản ứng an toàn, đơn giản.

Giải mã cảm giác bị "hồn ma theo dõi"

Để chứng minh kết luận này, vị giáo sư đã nhờ một nhóm tình nguyện viên để xác định xem cả nhóm đang tập trung nhìn về hướng nào trong điều kiện không thể nhận biết rõ ràng những người xung quanh mình đang chú ý vào đâu. Ngay cả khi không diễn tả được hướng nhìn của mình, những người tham gia đều có cảm thấy dường như mình đang bị ai đó theo dõi. Giáo sư Colin hi vọng các nghiên cứu sâu sắc hơn sẽ giúp xác định được đây là một hành vi được học theo hay là một đặc tính di truyền. Qua đó, chúng ta có thể tìm ra lí do khiến một số người tự kỉ lại trở nên khó nói chuyện khi bị ai đó nhìn vào hay tại sao những người hay lo lắng lại có tần suất cảm thấy bị theo dõi nhiều hơn bình thường.

Theo TTVN
  • 14
  • 12.260