Giáo sư Ian Wilmut,"cha đẻ" của chú cừu Dolly, con vật đầu tiên trên thế giới ra đời bằng phương pháp sinh sản vô tính vừa thừa nhận rằng ông không phải là "người tiên phong chọc thủng phòng tuyến nghiên cứu về nhân bản trên thế giới".
|
GS Wilmut và chú cừu Dolly
|
GS Wilmut cho biết như vậy trong một phiên toà xét xử ở Edinburgh (Scotland) khi TS Prim Singh, 45 tuổi, một nhà nghiên cứ về sinh vật học nguyên tử, cộng sự người châu Á của ông tố cáo ông đã cố gắng ăn cắp ý tưởng của anh và nhạo báng anh vì nguồn gốc chủng tộc của mình.
Telegraph tường thuật, luật sư của ông TS Singh hỏi "
Ông không phải là tác giả của nghiên cứu về cừu Dolly?", GS Wilmut trả lời rằng "
Vâng". GS Wilmut cũng cho biết thêm rằng trong nghiên cứu lịch sử đó ông chỉ đóng vai trò giám sát "không mấy quan trọng". Hơn nữa ông không phải là người đã phát triển công nghệ hoặc thực hiện những thí nghiệm để dẫn đến sự ra đời của cừu Dolly.
Ý tưởng cho đông lạnh tế bào vô tính là của tiến sĩ Campbell và cuộc thử nghiệm quan trọng do một nhà khoa học khác, Bill Ritchie, thực hiện, GS Wilmut cho biết. Ông cũng thừa nhận rằng cộng sự của ông, tiến sĩ Campbell xứng đáng với "66% công trình nghiên cứu" về cừu Dolly. Và bản thân ông chỉ xuất hiện với tư cách tác giả chính trong báo cáo mô tả sự kiện lịch sử này nhờ sự đồng ý ưu tiên của TS Keith Campbell.
Phiên toà vẫn đang tiếp tục.
Dù sự việc vẫn chưa có những kết luận cuối cùng, tuy nhiên nếu đúng như vậy thì đây sẽ là cú giáng chí mạng nữa đối với lĩnh vựa khoa học thế giới sau vụ gian lận trong tế bào mầm của GS Hwang Woo Suk và dấy lên một vấn đề đáng quan tâm trong lĩnh vực khoa học: gian lận và nguỵ tạo các công trình nghiên cứu.
T.LÊ