Hé mở bí ẩn 'hai mặt' của hành tinh Đỏ

  •   4,33
  • 1.615

Điều khó hiểu tại sao hai cực của sao Hỏa lại trông khác nhau đến vậy giờ đây có thể đã được làm sáng tỏ.

Bán cầu bắc của sao Hỏa là một bồn đất trũng khổng lồ, có thể từng chứa đựng một đại dương (ý tưởng này rất cổ, nhưng chưa ai thử thực hiện các tính toán thực sự). Trái lại, bán cầu nam là những đỉnh núi cao lỗ chỗ miệng hố, với độ chênh cao tới 8.000 mét so với phía bắc.

Nghiên cứu mới phỏng đoán một thiên thạch cỡ lớn đã va vào sao Hỏa, tạo nên vết sẹo khổng lồ ở bắc bán cầu. (Ảnh: BBC)

Nghiên cứu mới của Mỹ phỏng đoán một hòn đá trời đã va đập mạnh vào hành tinh này, tạo nên sự khác biệt đột ngột giữa hai nửa của nó. Hòn đá trời đó có thể có kích cỡ gần bằng mặt trăng của chúng ta và đã văng vào bán cầu bắc, các nhà khoa học nói.

Cú va chạm với năng lượng tương đương 1 triệu tỷ quả bom nguyên tử rơi xuống Nagasaki vào 1945.

Nghiên cứu mới phỏng đoán đây là vết sẹo thiên thạch lớn nhất từng được biết đến trong hệ mặt trời. Nó cũng thách thức một giả thuyết khác, cho rằng "hai mặt" của sao Hỏa là sản phẩm của một vụ phun trào núi lửa cực mạnh 3,8 tỷ năm trước. 

T. An (theo BBC, VnExpress)
  • 4,33
  • 1.615